Ăn nước mắm có tốt không? 6 lưu ý để dùng nước mắm đúng cách

Tác giả: Nguyễn Huy

Nước mắm là một gia vị không thể thiếu trong bữa cơm gia đình Việt Nam, nó làm cho món ăn trở nên đậm đà và hợp khẩu vị hơn. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng băn khoăn không biết liệu ăn nước mắm có tốt không? Nếu bạn cũng có thắc mắc này thì hãy tham khảo giải đáp trong  bài viết dưới đây nhé!

1. Thành phần dinh dưỡng của nước mắm

Nước mắm là hỗn hợp muối với axit amin được tạo ra do quá trình phân hủy protein trong các loại cá biển. Do đó, trong nước mắm chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.

Dưới đây là hàm lượng dinh dưỡng có trong 100g nước mắm cá:

ăn nước mắm có tốt không

Nước mắm cung cấp nhiều thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

2. [Giải đáp] Ăn nước mắm có tốt không?

Với thành phần giàu dinh dưỡng, nước mắm mang đến các lợi ích về sức khỏe nếu sử dụng đúng cách. Dưới đây là các lợi ích mà nước mắm mang đến cho sức khỏe của người tiêu dùng:

  • Bổ sung axit amin tốt cho cơ thể: Nước mắm chứa hơn 13 loại axit amin cần thiết đối với cơ thể như valin, alanine, methionine,… giúp cơ thể hấp thụ đạm dễ dàng. Bên cạnh đó, các hoạt tính sinh học của peptide trong nước mắm còn góp phần chống oxy hóa, hạ huyết áp và dự phòng các bệnh mãn tính.
  • Giữ ấm cơ thể: Nhờ thành phần đạm cao nên nước mắm có thể cung cấp nguồn năng lượng lớn. Qua đó, nước mắm có khả năng giữ ấm cho cơ thể và hạn chế bị cảm lạnh hiệu quả.
  • Tăng hàm lượng vitamin: Nước mắm chứa các chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin B1, B2, B12, PP nuôi dưỡng tế bào thần kinh.
  • Nguồn bổ sung Lysine cho trẻ nhỏ: Thành phần Lysine trong nước mắm có hàm lượng vừa đủ cho nhu cầu hàng ngày của trẻ. Qua đó trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao.

Tuy việc ăn nước mắm có lợi cho sức khỏe, nhưng trong nước mắm chứa hàm lượng muối rất cao. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày tương đương 26gr nước mắm/người/ngày. Nếu ăn quá nhiều nước mắm sẽ gây nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh liên quan đến tim mạch như đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Do đó bạn nên tránh lạm dụng nước mắm để kiểm soát lượng muối tiêu thụ, đảm bảo an toàn sức khỏe.

ăn mắm có tốt không

Ăn nước mắm với lượng vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

3. Đối tượng nên hạn chế dùng nước mắm

Dưới đây là một số đối tượng nên hạn chế dung nước mắm:

  • Trẻ em dưới 1 tuổi: Cơ quan thận của trẻ dưới 1 tuổi còn khá non nớt, chưa hoàn thiện nên không phù hợp với độ mặn của nước mắm.
  • Bệnh nhân tiểu đường: Nước mắm có thể làm tăng khả năng hấp thụ năng lượng, tăng cholesterol, rối loạn lipid máu và các bệnh lý về tim mạch. Nếu người bệnh tiểu đường ăn nước mắm sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, huyết áp.
  • Bệnh nhân xương khớp: Khi ăn nước mắm mặn, người bệnh xương khớp cần uống nhiều nước. Việc này khiến cơ thể tiểu tiện nhiều, sẽ thải ra nhiều canxi qua đường nước tiểu dẫn đến loãng xương.
  • Bệnh nhân tim mạch: Người bị bệnh tim mạch nên tránh ăn nước mắm để cải thiện tình trạng suy tim, tăng huyết áp.
  • Bệnh nhân suy thận: Hàm lượng muối trong nước mắm sẽ khiến tình trạng suy thận diễn ra nhanh và nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh nhân cao huyết áp: Ăn nước mắm có thể khiến người cao huyết áp gặp tình trạng hoa mắt, chóng mặt, choáng váng và tai biến.

3. 6 lưu ý để dùng nước mắm có lợi cho sức khỏe

Để an tâm thưởng thức nước mắm mà vẫn đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn cần chú ý một số điều dưới đây:

3.1 Không sử dụng nước mắm để ướp thịt

Nếu dùng nước mắm để ướp thịt xào hoặc kho, thịt có thể bị khô cứng so với tẩm ướp bằng gia vị như muối, đường,… Do đó tốt nhất, với những món xào và kho bạn nên sử dụng nước mắm để nấu hoặc nêm nếm trực tiếp thay vì ướp thịt.

3.2 Không nêm nước mắm vào món ăn đang sôi

Việc nêm nếm nước mắm vào khi món ăn đang sôi sẽ khiến nước mắm bị mất dinh dưỡng, đặc biệt là axit amin. Không chỉ vậy, nêm nước mắm vào thức ăn sôi còn làm món ăn giảm hương vị, không còn mùi thơm và vị ngọt tự nhiên. Do đó, nếu muốn nêm nước mắm vào món ăn bạn hãy tắt bếp trước.

3.3 Hạn chế nấu nước mắm quá lâu

Nếu nấu nước mắm quá lâu không chỉ khiến làm mất mùi nước mắm, mà còn khiến vitamin trong nước mắm bốc hơi. Chính vì vậy, để nước mắm giữ trọn dinh dưỡng, không biến đổi mùi vị bạn nên cho nước mắm vào sau cùng – khi món ăn đã chín mềm rồi tắt bếp ngay.

ăn nước mắm có tốt hay không

Cho nước mắm vào món ăn quá sớm sẽ làm mất mùi mắn và giảm hàm lượng vitamin tốt.

3.4 Tránh chấm chung bát nước mắm với người khác

Theo nghiên cứu, việc ăn uống chấm chung bát mắm là một trong những nguồn lây nhiễm vi khuẩn, virus vào cơ thể, điển hình là vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp) có nguy cơ gây ra các bệnh lý tiêu hóa. Do đó, để hạn chế tình trạng này, bạn nên chuẩn bị cho mỗi người một chén chấm nhỏ, hoặc có muỗng to riêng biệt để múc nước mắm vào bát riêng.

3.5 Sử dụng nước mắm có thương hiệu uy tín, chất lượng

Người tiêu dùng nên chọn mua nước mắm từ thương hiệu uy tín, có đầy đủ giấy phép sản xuất, giấy đăng ký chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm,… Đồng thời, nước mắm chất lượng phải ghi đầy đủ tỷ lệ các thành phần, hương liệu và phụ gia trên bao bì và nằm trong danh mục của Bộ Y tế với hàm lượng trong ngưỡng cho phép.

Qua những thông tin trên, chắc hẳn thắc mắc ăn nước mắm có tốt không đã được giải đáp. Hãy dùng nước mắm với lượng vừa phải và chọn sản phẩm uy tín để bữa ăn gia đình thêm trọn vẹn, an toàn cho sức khỏe!

Nguồn tham khảo:

https://mamnamngu.com/nuoc-mam-co-loi-cho-suc-khoe-neu-biet-cach-su-dung.html