[Giải đáp] Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu?

Tác giả: Đồng Nguyễn

Có thể bạn chưa biết, trẻ sơ sinh cũng có những giai đoạn bị khủng hoảng khiến con khó ở, tâm lý và thói quen sống của con đột nhiên thay đổi. Vậy nên, để có cách chăm sóc con phù hợp, nhiều phụ huynh thắc mắc, liệu tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu, biểu hiện như thế nào và có cách nào giúp con phát triển đúng giai đoạn. Qua bài viết dưới đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu vấn đề này nhé!

1. Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh là gì?

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh (hay còn gọi là wonder week) là khoảng thời gian mà trẻ có những sự phát triển vượt bậc về kỹ năng cơ thể, tâm lý hoặc sinh lý. Cũng bởi vì sự thay đổi quá nhanh chóng này khiến bé chưa kịp thích nghi, cộng với việc con háo hức muốn học hỏi nên cơ thể thường xuyên “khó ở”.

2. Dấu hiệu khi trẻ sơ sinh bước vào tuần khủng hoảng

Khi trẻ bước vào tuần khủng hoảng, con sẽ có các biểu hiện sau:

  • Trẻ quấy khóc nhiều và vô cớ, đặc biệt là vào ban đêm.
  • Trẻ biếng ăn, bỏ bữa hoặc ăn rất ít dù trước đó ăn rất tốt.
  • Bám mẹ nhiều hơn và đòi mẹ bế thường xuyên.
  • Nhút nhát và sợ người lạ.
  • Trẻ khó ngủ, ngủ không sâu giấc.
  • Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt, có khi đang vui bỗng òa khóc.
  • Thích ôm ấp 1 món đồ quen thuộc.

Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu

Trẻ sơ sinh bước vào tuần khủng hoảng rất thích bám mẹ và hay đòi mẹ bế.

3. Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu?

Thông thường, wonder week sẽ kéo dài khoảng 5 tuần, rơi vào các tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75. Theo đó, wonder week sẽ gồm 2 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đây là lúc bé học các kỹ năng mới nên cơ thể thường “khó ở”, biểu hiện thường thấy là cáu kỉnh, quấy khóc, hay ăn vạ.
  • Giai đoạn 2: Trẻ đã học xong các kỹ năng mới, cơ thể cũng đã thích nghi và có sự phát triển rõ rệt.

4. Quá trình khủng hoảng của trẻ theo từng tuần

Ở từng tuần wonder week, trẻ sẽ có các biểu hiện khác nhau. Vì vậy, bố mẹ nên nắm rõ những điều này để có cách chăm sóc trẻ đúng đắn, giúp trẻ vượt qua giai đoạn khủng hoảng dễ dàng hơn:

Wonder week 1 (từ giữa tuần 4 – giữa tuần 5)

Giai đoạn trẻ có những thay đổi về các giác quan. Vì vậy, trẻ thường ngắm nhìn mọi thứ xung quanh, thích chạm tay vào đồ vật, đồng thời có phản xạ khi ngửi thấy mùi hương.

Wonder week 2 (từ giữa tuần 7 – tuần 9)

Trẻ có thể giữ đầu cố định, phản xạ theo hướng phát ra âm thanh, nhìn ngắm xung quanh, thích cầm nắm và đôi khi phát ra những tiếng gầm gừ nhỏ xíu.

Wonder week 3 (giữa tuần 11 – giữa tuần 12)

Vượt qua tuần khủng hoảng này, hẳn bố mẹ sẽ rất vui mừng vì bé đã biết lật sấp, ngửa, lẫy, ngóc đầu và xoay người. Lúc này, trẻ cũng cười nhiều hơn, thích cảm nhận âm thanh và phản ứng với nó.

Wonder week 4 (giữa tuần 14 – giữa tuần 19)

Trẻ thường có xu hướng mút tay hoặc đưa bất cứ thứ gì đang cầm vào miệng. Ngoài ra, trẻ cũng biết nhìn theo bố mẹ và tự giác ngưng bú khi no. Đặc biệt là đã nhận ra tên của mình và phản ứng khi có người gọi đến.

Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài đến bao lâu

Trẻ thích đưa những đồ vật đang cầm vào miệng, vì vậy bố mẹ nên để những vật sắc nhọn, nhỏ, tròn tránh xa tầm tay trẻ.

Wonder week 5 (giữa tuần 22 – giữa tuần 26)

Trẻ di chuyển tốt hơn, cũng như có thể bất chợt đứng lên mỗi khi thấy cô đơn hoặc cảm nhận được sự hỗ trợ từ người thân. Đồng thời, trẻ bắt đầu biết quan tâm đến cảm nhận của người khác và thích ném mọi thứ trên tay ra xa.

Wonder week 6 (giữa tuần 33 – giữa tuần 37)

Trẻ rất thích bắt chước cử chỉ, hành động của người khác, hứng thú các trò chơi tương tác như ú òa, hát, vỗ tay,… Cùng lúc đó, khả năng phân loại, phân biệt của trẻ dần phát triển, nên trẻ có thể nhận ra các sự vật khác nhau và muốn khám phá chúng.

Wonder week 7 (giữa tuần 33 – giữa tuần 37)

Trẻ bắt đầu hiểu được các bước lần lượt để làm một hành động cụ thể, không còn ngẫu hứng như trước nữa. Đồng thời, trẻ cũng nói được những từ đơn, trả lời câu hỏi đơn giản của mọi người và chỉ vào đồ vật mình mong muốn.

Wonder week 8 (giữa tuần 51 – giữa tuần 54)

Trẻ có nhiều sự phát triển vượt bậc như đi vịn, đi vững, thích đưa đồ vật ra xa, cầm bút tập vẽ, cố gắng mặc quần áo,…

Wonder week 9 (giữa tuần 59 – giữa tuần 61)

Ngoài sự phát triển về thể chất, trẻ còn có sự phát triển về tính cách. Cụ thể, trẻ thích cười, pha trò, làm nũng, biết cách thương lượng để có được thứ mình muốn hoặc dùng ngôn ngữ bập bẹ để thu hút mọi người xung quanh.

Wonder week 10 (giữa tuần 70 – giữa tuần 76)

Trẻ mong muốn được khám phá xung quanh, biết đồng cảm, sẻ chia và bộc lộ nhiều cảm xúc hơn. Đặc biệt con đã dần hiểu được ngôn ngữ và có thể tự sửa đổi hành vi của mình cho đúng mực.

5. Mẹ nên làm gì để trẻ vượt qua tuần khủng hoảng dễ dàng?

Để trẻ vượt qua tuần khủng hoảng dễ dàng, mẹ nên nhớ kĩ châm ngôn “mặc kệ” và “kiên nhẫn”. Bởi khi mẹ càng chú ý và tỏ ra lo lắng sẽ khiến trẻ càng không thoải mái học hỏi kỹ năng mới, từ đó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con.

Đồng thời, mẹ nên kết hợp làm những điều sau đây:

  • Thường xuyên dành thời gian để trò chuyện và chơi đùa cùng con.
  • Cắt giảm giờ ngủ trưa để buổi tối trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Cho trẻ ra ngoài chơi và đi dạo nhiều hơn để tăng khả năng quan sát.
  • Không ép trẻ ăn mà hãy để con tự muốn ăn khi đói. Bởi nếu ép trong tuần khủng hoảng, trẻ sẽ có cảm giác sợ ăn, gây ra biếng ăn tâm lý.
  • Khi trẻ khóc ăn vạ, mẹ không nên la rầy hay dỗ dành mà đánh lạc hướng bằng cách đưa đồ chơi, massage cho trẻ hoặc dắt đi dạo.
  • Không nên đánh mắng, quở trách khi con khó ở mà hãy nuông chiều để giúp con thoải mái phát triển.

Lưu ý: Không phải trẻ nào trải qua 1 tuần wonder week đều phát triển kỹ năng vượt trội. Bởi điều này còn phụ thuộc vào các yếu tố xung quanh như môi trường, điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng.

Vì vậy, để con phát triển đúng giai đoạn, bố mẹ nên tạo điều kiện để con phát huy các kỹ năng và cho con hấp thu đủ chất dinh dưỡng thông qua việc bú mẹ hoặc ăn dặm đầy đủ 4 nhóm chất (gồm chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin và khoáng chất). 

Trường hợp mẹ không đủ sữa hay phải quay trở lại công việc nên bé phải uống sữa công thức, bố mẹ nên lựa chọn các dòng sữa nhiều chất xơ, dễ hấp thu tiêu hóa, vì các vấn đề về tiêu hóa cũng khiến bé khó chịu và khóc nhiều hơn trong giai đoạn này.

Gợi ý đến bố mẹ bộ sản phẩm Friso Gold và Friso Gold Pro chứa những dưỡng chất thiết yếu, được rất nhiều bố mẹ Việt tin tưởng lựa chọn trong giai đoạn khủng hoảng đầu đời của trẻ.

Qua quy trình Xử Lý Nhiệt 1 Lần (từ sữa tươi thành sữa bột), Friso Gold giúp bảo toàn hơn 90% đạm sữa mềm, nhỏ, tự nhiên, cho bé tiêu hóa dễ dàng mà không lo táo bón, nhờ đó con trải qua giai đoạn khủng hoảng nhẹ nhàng hơn. Cùng với đó là chất xơ GOS và 5 loại Nucleotides giúp bảo vệ sức khỏe đường ruột, tạo điều kiện cho trẻ hấp thu gần như trọn vẹn các dưỡng chất. Chưa kể, Friso Gold còn sử dụng nguồn sữa mát, được lấy từ những chú bò Holstein – Friesian thuần chủng, đảm bảo êm bụng, cho trẻ ngủ ngon giấc hơn.

Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài trong bao lâu

Friso Gold chứa các dưỡng chất thiết yếu giúp trẻ tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh.

Còn Friso Gold Pro lại gây ấn tượng với người tiêu dùng nhờ dưỡng chất HMO và chất xơ PureGOS. Nếu HMO (dưỡng chất quý có trong sữa mẹ) có khả năng tăng cường đề kháng, giúp trẻ ít ốm vặt, khỏe mạnh để thoải mái phát triển thế chất và trí lực thì chất xơ PureGOS giúp nuôi dưỡng lợi khuẩn đường ruột, cho trẻ “chiếc bụng khỏe” để vững vàng hấp thu và phát triển. Chưa kể, nhờ không chứa đường sucrose và hương liệu nên vị sữa khá thanh nhạt, đỡ ngán, con có thể uống mỗi ngày.

Tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu

Friso Gold Pro chứa dưỡng chất HMO và chất xơ PureGOS, giúp trẻ tăng cường đề kháng và bảo vệ đường ruột khỏe.

Hy vọng đến đây đã giúp mẹ hiểu hơn về việc tuần khủng hoảng của trẻ kéo dài bao lâu, cũng như dấu hiệu từng tuần và cách để giúp trẻ vượt qua dễ dàng. Mong rằng khi trẻ bước vào giai đoạn này, mẹ hãy thật kiên nhẫn, hãy để con thoải mái khó chịu và bộc lộ bản thân bởi sau đó, con sẽ phát triển đáng kinh ngạc đấy.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/tuan-khung-hoang-cua-tre