Bà bầu bị phù chân có nguy hiểm không?
Tác giả: sites
Trong giai đoạn mang thai các bà mẹ thường hay gặp phải những vấn đề như đau lưng, nhức mỏi và đặc biệt là tình trạng phù chân. Hiện tượng phù chân rất phổ biến ở hầu hết ở các bà bầu, nhất là vào giai đoạn ba tháng cuối của thai kỳ. Biểu hiện này sẽ dần thuyên giảm sau khi sinh con, tuy vậy nếu triệu chứng vẫn kéo dài thì các chị em phụ nữ cần hết sức lưu ý. Cùng tìm hiểu bài viết sau để có thể giải đáp cho bản thân về vấn đề bà bầu bị phù chân có nguy hiểm không?
1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân
Giai đoạn mang thai, sức nặng cơ thể người mẹ thường tăng lên từ 8-12 kg (mang đơn thai) và 15-20 kg (mang song thai) gây ra sức ép không nhỏ lên đôi chân. Dây chằng trong cơ thể thai phụ cũng thường lỏng và dãn nhiều hơn, dễ bị tác động sinh ra các biểu hiện tư nhức, phù chân.
Thời điểm này cơ thể người mẹ thường tích nước nhiều hơn 50% so với thông thường, khiến áp lực đôi chân ngày càng nhiều, gây ra các biểu hiện sưng phù.
Ngoài ra còn có ba yếu tố gây phù chân ở phụ nữ mang thai, cụ thể:
Do máu chảy về tim bị tác động
Vào những tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi đã lớn và gây áp lực lên ổ bụng cũng như các tĩnh mạch vùng chậu, sẽ khiến lượng máu khó chảy về tim, làm ứ trệ tuần hoàn máu và khiến máu chảy về tim khó khăn hơn.
Hơn nữa, một số ảnh hưởng khác cũng khiến lượng máu chảy về tim bị tác động, có thể kể đến:
- Mặc đồ chật.
- Thai lớn hoặc mang song thai trở lên.
- Vận động mạnh làm tăng áp lực lên ổ bụng.
- Ho nhiều.
- Táo bón.
- Ngồi lâu.
- Rối lọan nội tiết tố trong thời kỳ mang thai khiến làm giãn tĩnh mạch.
Hoạt động bơm máu cơ vùng chân
Những thói quen đứng lâu, đi lại nhiều, sử dụng giày cao gót… cũng là những yếu tố khiến hoạt động bơm máu vùng cơ chân không được ổn định giai đoạn mang thai, gây phù nề nhiều.
Giãn tĩnh mạch giai đoạn mang thai
Một số ảnh hưởng của thay đổi nội tiết tố thời kì mang thai, sử dụng đồ uống có cồn, rượu hoặc nhiệt độ môi trường nóng, ẩm nhiều cũng có thể gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch, phù chân khi mang thai.
Viêm mũi thai kì là một tình trạng phổ biến mà rất nhiều bà bầu hay gặp phải. Có đến 30% bà bầu bị nghẹt mũi trong thời gian mang thai mà không phải do dị ứng hoặc nhiễm trùng. Triệu chứng này thường gây ra nhiều phiền toái cho…
2. Bị phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Trên cơ bản phù chân là hiện tương thường gặp và hầu hết người phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải. Tuy nhiên không vì thế mà tình trạng này sẽ không gây ảnh hường tới sức khỏe.
Một số trường hợp bà bầu bị phù chân nhiều và kéo dài có thể phải đối mặt với nguy cơ máu bị ứ trệ trong lòng tĩnh mạch, khiến van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn và không thể hồi phục ngay cả khi sau sinh. Máu sẽ ngày càng ứ trệ nhiều khiến chân không chỉ phù mà còn đau, chuột rút, thậm chí nghiêm trọng hơn là rối loạn sắc tố da rất khó lành.
Nguy hiểm hơn tình trạng sưng phù cũng có thể gây ra các hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, huyết áp tăng… sinh ra tình trạng tiền sản giật rất nguy hiểm. Đây là một hội chứng của việc huyết áp tăng cao giai đoạn mang thai, có thể làm suy yếu hệ thần kinh, thận, mạch máu… và không cung cấp đủ oxy cho thai nhi. Tuy vậy triệu chứng chỉ có khả năng xuất hiện tối đa 10% trên 100 phụ nữ đang mang thai.
Nhìn chung, người mẹ bị phù chân không gây nguy hiểm cho thai nhi, cũng như có khả năng hồi phục trở lại sau sinh, các mẹ không nên quá lo lắng và có thể hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn lời khuyên chăm sóc cơ thể thích hợp.
3. Giảm bớt phù nề chân giai đoạn mang thai
Những lưu ý sau về cách chăm sóc cơ thể và thói quen sinh hoạt sẽ giúp giảm bớt hiện tượng phù nề chân khi mang thai:
– Tránh đi đứng quá nhiều hoặc ngồi lâu, vận động liên tục để hạn chế được những sức ép lên các vùng chân, lưng, hông..
– Những tư thế ngồi sai cách như ngồi xếp bằng, bắt chéo chân… có thể làm cản trở quá trình tuần hoàn máu xuống chân, gây tê chân, khó đi lại, lâu dần là phù nề.
– Giảm bớt những tác động lên tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng khi ngủ và thay đổi bằng cách nghiêng 2 bên. Đặt thêm một chiếc gối kê chân giúp hỗ trợ giảm áp lực và khiến bà bầu đi vào giấc ngủ dễ dàng hơm.
– Chỉ chọn giày để bệt, loại giày thoải mái khi đeo, không gây bí bức cho đôi chân, nên tránh đi giày cao gót, các loại giày có đế trơn trượt.
– Kết hợp với các bài luyện tập nhẹ nhàng, vừa giúp cơ thể tăng sức dẻo dai, vừa giúp lường máu lưu thông được ổn định hơn.
– Không nên có thói quen nhịn tiểu, có thể khiến chân sưng phù nhiều hơn.
– Trước khi đi ngủ hàng đem có thể ngâm chân trong nước nóng để giảm sưng, tăng cường khả năng tuần hoàn máu và giúp ngủ ngon hơn.
Phụ nữ trong giai đoạn mang thai thường gặp phải rất nhiều những vấn đề liên quan đến sức khỏe, trong đó táo bón là tình trạng thường gặp nhất. Do trong giai đoạn thai kỳ, phụ nữ mang thai có những thay đổi trong chế độ ăn uống của…
Ngoài ra các bà bầu cũng nên xây dựng chế độ ăn uống hợp lý. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả và trái cây tươi, không nên ăn các thực phẩm chứa nhiều muối, dầu mỡ, hạn chế các đồ uống chứa cồn và cà phê. Đảm bảo cung cấp nguồn đạm an toàn vào cơ thể, bổ sung nhóm thực phẩm giàu protein có trong thịt, cá, tôm, trứng sữa… để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, giảm thiểu tình trạng mệt mỏi, căng thẳng giai đoạn mang thai.
Bà bầu bị phù chân là một trình trạng thường thấy tuy nhiên nếu hiện tượng này kéo dài thì có thể gây ra những di chứng nghiêm trọng cho sức khỏe của người mẹ. Do đó, nếu bị phù chân trong thời gian dài mà không giảm thì nên tới ngay bác sĩ chuyên khoa để được chuẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Theo Khoe.online tổng hợp