Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm thơm ngon và đầy đủ dinh dưỡng

Tác giả: admin

Cách nấu bột cho trẻ ăn dặm sao cho ngon miệng và đầy đủ dinh dưỡng nhất là điều mà bất kỳ phụ huynh nào cũng tìm kiếm, đặc biệt là khi bé đang làm quen với thức ăn đặc. Hãy cùng tham khảo những thông tin dưới đây để “bỏ túi” một số phương pháp nấu bột ăn dặm cho trẻ vừa ngon vừa bổ.

1. Trẻ nên bắt đầu ăn dặm khi nào?

Thời điểm tốt nhất để cho bé làm quen với thức ăn dặm là khi bé đã phát triển các kỹ năng cần thiết cho việc ăn. Theo các chuyên gia, phụ huynh nên cho bé ăn dặm khi bé được 6 tháng. 

cách nấu bột cho trẻ ăn dặm

Trẻ có thể làm quen với thức ăn dặm khi được 6 tháng tuổi

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã sẵn sàng để ăn thức ăn đặc đó là:

  • Trẻ hiếu kỳ với thức ăn, chẳng hạn như quan sát cha mẹ ăn, với tay lấy thức ăn xung quanh và mở miệng khi thức ăn đến gần.
  • Trẻ có khả năng vận động miệng để di chuyển thức ăn đến cổ họng và nuốt chúng.
  • Trẻ có trọng lượng nặng gấp đôi khi còn sơ sinh.

Những dấu hiệu này có thể xuất hiện khi trẻ được 4 tháng tuổi. Phụ huynh không nên cho bé ăn dặm trước giai đoạn này. Việc ăn dặm quá sớm có thể làm tăng nguy cơ bị béo phì và các hệ luỵ về sức khỏe sau này. Bởi lẽ, trẻ không đủ khả năng phối hợp để nuốt thức ăn rắn một cách an toàn. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể bị nghẹn thức ăn, gây khó thở.

Thông thường, bé cần ăn dặm bằng bột ngọt trong tháng đầu tiên để hệ tiêu hoá làm quen với thực phẩm mới bên ngoài sữa mẹ hay sữa công thức. Do đó, từ tháng thứ 7 trở đi, cha mẹ có thể cho trẻ ăn bột mặn.

2. Mách bạn cách nấu bột ăn dặm cho trẻ thơm ngon, bổ dưỡng

Khi phụ huynh chế biến thức ăn dặm cho trẻ nhỏ, gạo có lẽ là nguyên liệu sử dụng phổ biến nhất. Sở hữu hàm lượng phốt pho, selen, magie, vitamin B6, niacin và nhiều dưỡng chất khác, gạo đã trở thành nền tảng tuyệt vời cho các bữa ăn lành mạnh của trẻ.

Để đảm bảo chế độ ăn uống hằng ngày của bé cân bằng dinh dưỡng, phụ huynh hãy “bỏ túi” cách nấu bột cho trẻ ăn dặm dưới đây.

2.1 Chuẩn bị thức ăn

Một trong những lưu ý hàng đầu khi nấu bột ăn dặm cho bé đó là tuân thủ an toàn thực phẩm. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao mắc các bệnh do thực phẩm hơn là người lớn. Chính vì vậy, cha mẹ hãy luôn rửa tay, vệ sinh các vật dụng đựng đồ ăn, làm sạch khu vực bếp để tránh lây nhiễm chéo.

2.2 Phương pháp nấu ăn

Bạn có nhiều lựa chọn nấu ăn với mục đích xay nhuyễn thức ăn cho bé. Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm về tính dễ dàng và giá trị dinh dưỡng:

  • Hấp: Một phương pháp vô cùng phổ biến và dễ dàng. Hấp giúp giảm lượng nước, phụ huynh có thể dùng nguyên liệu còn lại để xay nhuyễn.
  • Luộc hoặc Hầm: Mặc dù là cách thức nấu ăn tiện lợi, nhưng luộc và hầm lại làm mất nhiều chất dinh dưỡng.
  • Nướng: Các món nướng giữ được hầu hết các chất dinh dưỡng và dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, phụ huynh nên hạn chế nướng thịt ở nhiệt độ cao.
  • Nấu áp suất: Có thể phụ huynh sẽ cần thêm thiết bị nhà bếp, nhưng vẫn giữ được chất dinh dưỡng của thực phẩm vì phương pháp này sử dụng rất ít nước.
  • Áp chảo: Phương pháp này có thể mang lại đa dạng hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, lượng calo và chất béo từ dầu được sử dụng có thể tăng lên.

2.3 Lựa chọn thức ăn

Trái cây, rau, ngũ cốc và thịt đều có thể được nấu chín và xay nhuyễn thành thức ăn cho trẻ. Sau đây là cách nấu bột cho trẻ ăn dặm mà phụ huynh cần lưu ý khi lựa chọn những thực phẩm này:

Rau: 

cách nấu bột ăn dặm cho trẻ

Luôn nấu chín rau trước khi cho bé ăn

Hấp, rang hoặc nướng là những phương pháp chế biến rau tốt nhất. Sau khi nấu chín, các loại rau mềm hơn như khoai lang và bí chỉ cần được nghiền bằng máy hoặc nĩa. Nếu rau có vỏ dày, như đậu xanh hoặc đậu Hà Lan, hãy lọc chúng qua rây để xay nhuyễn dễ dàng hơn.

Trái cây

mẹo nấu bột cho bé ăn dặm

Trẻ 6 tháng tuổi đã có thể làm quen với trái cây

Một số loại trái cây, như bơ và chuối hoặc lê, kiwi và đào, không cần nấu chín trước khi cho bé ăn. Chỉ cần bóc vỏ và nghiền chúng bằng nĩa. Các loại trái cây cứng khác, như táo, lê và xoài có thể được nướng hoặc hấp để làm mềm chúng rồi xay nhuyễn. 

Ngũ cốc

phương pháp bột ăn dặm

Ngũ cốc là một trong những nguyên liệu thiết yếu trong các cách nấu bột cho trẻ ăn dặm

Bạn có thể tự làm ngũ cốc cho bé tại nhà bằng ngũ cốc nguyên hạt như bột yến mạch, gạo lứt hoặc lúa mạch. Xay ngũ cốc thành bột bằng máy xay cầm tay máy xay sinh tố. Sau đó, nấu bột trong nước trong 15 phút cho đến khi bạn có được một hỗn hợp súp loãng. Bạn cũng có thể nấu nguyên hạt thô, sau đó xay nhuyễn, những phương pháp này đôi khi có thể tạo ra một độ sệt không phù hợp với khẩu vị của bé.

Thịt 

tips nấu bột ăn dặm cho trẻ

Phụ huynh có thể bổ sung thêm chất đạm cho bữa ăn hằng ngày của bé bằng thịt xay nhuyễn

Xay nhuyễn thịt cho bé bằng cối xay thực phẩm hoặc máy xay sinh tố. Nấu thịt chín kỹ trước khi xay nhuyễn. Tuy nhiên, phụ huynh không nên cho trẻ ăn thịt hun khói khi ăn dặm bởi thực phẩm này sở hữu hàm lượng muối và phụ gia cao, không phù hợp cho giai đoạn này của trẻ.

3. Gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho bé đầy đủ dinh dưỡng

Sau khi tìm hiểu cách nấu bột cho trẻ ăn dặm khoa học nhất, hãy cùng tìm hiểu những món ăn dặm để làm phong phú chế độ ăn hằng ngày của bé.

3.1 Đậu Hà Lan nghiền

nấu bột ăn dặm ngon

Đậu Hà Lan nghiền là món ăn dặm đơn giản, dễ làm nhưng vẫn đầy đủ dưỡng chất

Đậu Hà Lan là một nguồn dinh dưỡng nhỏ nhưng mạnh mẽ, chứa nhiều vitamin A và C, sắt, protein và canxi. Nếu vỏ của đậu Hà Lan khiến trẻ khó ăn, hãy nhớ ép chúng để làm cho nó mịn nhất có thể.

3.2 Ngũ cốc gạo lứt

Ngũ cốc gạo là một trong những loại thực phẩm phổ biến nhất được giới thiệu vì nó ít gây dị ứng và dễ tiêu hóa. Trộn gạo lứt với một kết cấu khá loãng có thể giúp trẻ sơ sinh chuyển đổi từ chế độ ăn toàn chất lỏng sang chế độ ăn đặc hơn. Quy trình tương tự có thể được áp dụng cho yến mạch. 

3.3 Đu đủ nghiền

cách nấu bột ăn dặm ngon

Đu đủ hỗ trợ nâng cao sức khỏe tiêu hoá cho trẻ

Đu đủ có tính axit cao hơn nhiều loại trái cây khác. Vì vậy tốt nhất bạn nên đợi cho đến khi bé được 7 hoặc 8 tháng tuổi mới nên cho bé ăn loại quả này. Các enzym trong đu đủ hỗ trợ tiêu hóa. Đây có thể là một thực phẩm hoàn hảo để giúp giảm chứng táo bón hoặc các vấn đề về dạ dày của bé.

3.4 Cà rốt nghiền

Cà rốt là một sự khởi đầu tuyệt vời cho chất rắn vì hương vị ngọt ngào tự nhiên và kết cấu dễ chịu của chúng. Chế biến cà rốt dưới dạng này cung cấp dồi dào chất chống oxy hóa beta carotene và vitamin A.

3.5 Cá thịt trắng, cà rốt và tỏi tây

Khi tìm hiểu cách nấu bột cho trẻ ăn dặm, đây chắc chắn là món ăn mà phụ huynh không thể bỏ qua. Sự kết hợp giữa cá thịt trắng, cà rốt và tỏi tây giúp tăng cường trí não cho trẻ. Cá trắng chứa axit béo omega-3 và có thể giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh trung ương của em bé. Bên cạnh đó, tỏi tây hỗ trợ tim mạch và cà rốt chứa nhiều chất chống oxy hóa.

4. Cách bảo quản bột ăn dặm cho trẻ

Bên cạnh việc tìm hiểu cách nấu bột cho trẻ ăn, làm thế nào để bảo quản thức ăn đầy đủ dinh dưỡng nhất cũng là điều khiến nhiều phụ huynh băn khoăn. Bạn có thể bảo quản những món nghiền tự làm trong tủ lạnh từ một đến hai ngày hoặc trong tủ đá trong tối đa hai tháng. Để hâm nóng thức ăn thừa, hãy cho ấm trên bếp. Khuấy đều, để yên trong 30 giây và kiểm tra nhiệt độ trước khi cho con bạn ăn.

Hy vọng những thông tin trên đã cung cấp cho phụ huynh cái nhìn tổng quan về cách nấu bột cho trẻ ăn dặm. Hãy xây dựng cho bé chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng nhất. Chúc bé yêu của bạn luôn hấp thụ dưỡng chất tối đa, phát triển toàn diện.

 

Nguồn tham khảo:

https://www.friso.com.vn/kinh-nghiem-hay/goi-y-cach-nau-bot-an-dam-cho-be-voi-bot-gao-sua-friso