Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối và bài tập bổ trợ tốt

Tác giả: Bui Ngan

Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối tốt và hiệu quả là tuân thủ liệu trình trị liệu vật lý và áp dụng bài tập bổ trợ phù hợp. Nếu không khắc phục sớm, bạn phải chịu đựng nhiều di chứng nguy hiểm như thoái hóa khớp gối, đau nhức liên tục, mỏi gối, mất thăng bằng…

Đau đầu gối: 5 điều cần biết vChấn thương đầu gốiề căn bệnh đau nhức khớp gối

Đau đầu gối ngày nay không còn là “bệnh cao tuổi” mà dần có xu hướng trẻ hóa, xuất hiện phổ biến ở mọi đối tượng. Tình trạng này không chỉ là hệ quả của chấn thương mà còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Chính…

1. Giãn dây chằng đầu gối là gì?

Hệ thống dây chằng giúp kết nối xương khớp gối với nhau. Cấu trúc dây chằng khớp gối bao gồm 4 loại cơ bản: 

  • Dây chằng chéo trước: Nằm ở trung tâm đầu gối, giúp điều khiển chuyển động về phía trước hoặc xoay cẳng chân. 
  • Dây chằng chéo sau: Nằm phía sau đầu gối, giúp điều khiển chuyển động ra sau của xương chày.
  • Dây chằng giữa gối: Tính từ mặt trong của đầu trên xương chày đến mặt trong của đầu dưới xương đùi, giúp cân bằng hoạt động đầu gối. 
  • Dây chằng bên ngoài: Nằm ngoài đầu gối, tạo thành một góc nhỏ phía sau, giữ ổn định mặt ngoài đầu gối.

Trong đó, giãn dây chằng đầu gối là tình trạng dây chằng chéo trước và dây chằng chéo sau bị kéo căng đột ngột, quá mức. Điều này dẫn đến tình trạng đau nhức, bầm tím, sưng đỏ hay khó di chuyển ở người bệnh. Giãn dây chằng ít khi xuất hiện ở trẻ nhỏ bởi lúc này vùng mô còn mềm nên khả năng co giãn tốt hơn.

Tình trạng giãn dây chằng thường gây ra những hậu quả khó lường
Dây chằng đầu gối bị kéo căng quá mức dẫn đến tình trạng giãn dây chằng cực kỳ nguy hiểm

2. Nguyên nhân khiến dây chằng bị giãn

Giãn dây chằng xuất hiện khi hệ thống dây chằng bị kéo dãn quá mức bởi:

  • Tập thể dục sai tư thế: Khi tập thể dục thể thao, cơ thể vận động mạnh hơn so với hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nếu không khởi động vùng khớp gối kỹ càng thì việc căng giãn đột ngột dây chằng sẽ khiến bạn bị đau mỏi. 
  • Có tiền sử chấn thương khớp gối: Các bệnh lý liên quan đến khớp như thoái hóa, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm… là tác nhân khiến khớp bị yếu đi, lỏng lẽo hơn gây giãn dây chằng đầu gối. 
  • Người lớn tuổi, khớp xương bị lão hóa: Collagen là thành phần chính hình thành mô cấu tạo dây chằng. Khi tuổi càng lớn, lượng collagen tái tạo bị giảm sút, từ đó hệ thống dây chằng cũng không còn khả năng co giãn mạnh mẽ. 
  • Mắc viêm khớp nhiễm khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập vào khớp khiến khớp yếu dần, gây giãn dây chằng, đau nhức, sưng tấy vùng khớp.

3. Triệu chứng nhận biết

Cách chữa giãn dây chằng đầu gối hiệu quả nhất là phát hiện sớm triệu chứng và khắc phục ngay. Do đó, người bệnh cần nhận biết các dấu hiệu tiến triển của bệnh như sau:

  • Đau và sưng khớp gối: Đau nhức và sưng tấy khớp gối là dấu hiệu đầu tiên giúp bạn biết mình đang gặp vấn đề về dây chằng ở mức độ nhẹ. Lúc này, hệ thống dây chằng trước và sau đang bị giãn ra nhưng chưa bị tổn thương nhiều.
  • Lỏng gối: Nếu bạn thấy đầu gối xuất hiện vết bầm tím và cảm giác lỏng khớp thì tổn thương dây chằng đã biến chuyển nặng hơn.
  • Teo cơ đùi hoặc thoái hóa khớp gối: Nếu không khắc phục đau dây chằng khớp gối kịp thời, vấn đề sẽ trở nên trầm trọng. Cơn đau nhức liên tục khiến người bệnh mệt mỏi, mất thăng bằng và khó di chuyển bình thường. 
Tổn thương dây chằng là nguyên nhân gây ra giãn dây chằng
Tổn thương dây chằng khớp gối gây đau nhức, sưng khớp, thậm chí là teo cơ và khó di chuyển

Vậy giãn dây chằng bao lâu thì khỏi? Đối với trường hợp nhẹ, phát hiện và sơ cứu sớm, sau 3 – 4 tuần thì cơ thể có khả năng hồi phục. Song với trường hợp nặng, người bệnh phải mất khoảng 2 tháng hoặc lâu hơn để điều trị.

4. Cách phục hồi giãn dây chằng khớp đầu gối hiệu quả

Để vùng gối tổn thương hồi phục nhanh chóng, cần tuân thủ các cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối sau:

4.1. Áp dụng liệu pháp sơ cứu kịp thời

  • Tránh cử động mạnh: Cử động mạnh khi gối bị đau sẽ làm trầm trọng thêm mức độ giãn của dây chằng. Do đó, nên dành thời gian nghỉ ngơi, massage vùng gối nhẹ nhàng để làm dịu cơn đau.
  • Chườm lạnh trong 48 giờ đầu tiên: Đau đầu gối là dấu hiệu nhận biết đầu tiên khi dây chằng khớp bị giãn. Vì vậy, bạn cần chườm lạnh 20 – 30 phút/lần, mỗi lần cách 2 – 3 tiếng, trong 48 giờ đầu tiên. Nhiệt độ thấp giúp mạch máu co lại, giảm sưng tấy và cảm giác đau.
  • Dùng nẹp cố định phần khớp gối: Cố định phần khớp gối giúp tăng sự ổn định, giảm áp lực cho vùng gối. 
  • Đưa đến bác sĩ để kiểm tra và kê đơn (nếu có): Sau khi cơn đau dịu lại, bạn cần đến ngay bác sĩ chuyên khoa để đánh giá mức độ giãn dây chằng và tiếp nhận liệu trình điều trị, sử dụng thuốc cũng như hướng dẫn bài tập bổ trợ phù hợp. 

4.2. Vật lý trị liệu – Cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối hiệu quả nhanh

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị phục hồi tổn thương dây chằng, hỗ trợ giảm đau đầu gối và phục hồi khả năng vận động được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích thực hiện. Mỗi người bệnh sẽ có lộ trình điều trị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng khác nhau, tùy theo tình trạng sức khỏe để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại và chỉ dẫn của bác sĩ giàu kinh nghiệm, thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn nhiều.

Hiện nay, phòng khám ACC là một trong những phòng khám hồi phục chấn thương dây chằng đầu gối hiệu quả bằng vật lý trị liệu. Tại đây, bệnh nhân được kiểm tra, tư vấn lộ trình phù hợp với tình trạng bởi bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Hơn thế, sự hỗ trợ của trang thiết bị trị liệu hiện đại như tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave… sẽ tác động đến các điểm đau, kích thích phục hồi cấu trúc dây chằng bị hư tổn, từ đó giảm đau và phục hồi vận động khớp gối hiệu quả. 

Trường hợp chấn thương dây chằng đầu gối ảnh hưởng đến sụn, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ sinh hoạt hợp lý, đồng thời kết hợp bổ sung dưỡng chất Sulfate Glucosamine, Chondroitin Sulfate, MSM nhằm góp phần làm chậm tiến trình thoái hóa khớp gối, tạo chất nhờn giúp khớp vận động dễ dàng.

Tập vật lý trị liệu giúp phục hồi dây chằng tổn thương
Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng khớp gối được bác sĩ ACC thiết kế riêng biệt giúp hỗ trợ giảm đau, phục hồi chức năng của khớp gối nhanh chóng.

4.3. Sử dụng thuốc kê đơn

Để giảm bớt cơn đau, bác sĩ có thể kê đơn cho bạn một vài loại thuốc sau:

  • Paracetamol: Là thuốc giảm đau thông dụng nhất. Nên dùng 4 – 6 tiếng/lần. 
  • Codeine: Là thuốc giảm đau có tác dụng mạnh hơn Paracetamol. Bạn cần nhận tư vấn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng hợp lý. 
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Giúp làm dịu cơn đau hiệu quả và cần được kê đơn bởi bác sĩ.
  • Một số gel bôi giảm đau khác: Các loại thuốc thoa cũng có công dụng giảm đau tương tự thuốc viên. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn kem bôi phù hợp.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không tự ý sử dụng thuốc giảm đau hoặc sử dụng trong thời gian dài vì có thể gây ra và một số tác dụng phụ khác như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, phát ban, ngứa ngáy, thậm chí là tổn thương gan, thận, tim mạch.

4.4. Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Để rút ngắn thời gian điều trị, bạn cần duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Đặc biệt, cần lưu ý bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C, D, E tốt cho xương khớp. Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp thêm protein, canxi, axit béo để tăng cường khả năng hoạt động dẻo dai của dây chằng và các nhóm cơ. 

Các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người bị giãn dây chằng như như thịt bò, thịt gà, các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá trích, trứng, sữa, rau xanh, trái cây… Đồng thời, hạn chế dùng các thực phẩm nhiều chất béo xấu, đồ chiên, rán, chất kích thích, đồ có cồn để giảm thiểu tình trạng viêm, sưng đau. 

Xây dựng thực đơn giúp phục hồi chức năng dây chằng và xương khớp
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất giúp xương khớp nhanh hồi phục chức năng

4.5. Kết hợp các bài tập bổ trợ giảm giãn dây chằng đầu gối

Để tăng hiệu quả phục hồi bệnh, có thể kết hợp luyện tập các bài tập bổ trợ sau:

  • Duỗi gối thụ động: Duỗi thẳng hai chân, kê thêm một lớp chăn mỏng phía dưới gót chân. Sau đó, từ từ gồng cơ để giữ gối thẳng và nhấc chân ra khỏi mặt chăn khoảng 30 cm. Thực hiện liên tục 6 – 8 lần/ngày.
  • Tập cơ tứ đầu: Cuộn khăn thành hình tròn, đặt ở mặt sau đầu gối và ngồi ở tư thế duỗi thẳng hai chân. Nâng nhẹ chân lên một góc 30 – 45 độ. Giữ nguyên tư thế trong 5 nhịp thở. Lặp lại 8 – 10 lần/ngày. 
  • Tập vận động khớp háng, cử động phần cổ chân: Kê cuộn khăn tương tự duỗi gối thụ động. Duỗi thẳng đầu gối trong 5 giây và đè nhẹ phần gối áp sát mặt giường. Sau đó, thả lỏng đầu gối trong 10 giây rồi thực hiện lại động tác. 

Trên đây là những gợi ý cách phục hồi giãn dây chằng đầu gối nhanh chóng và hiệu quả. Để tình hình bệnh tiến triển nhanh hơn, bạn nên tuân thủ liệu trình điều trị, chế độ ăn uống và tập luyện thường xuyên. Hy vọng bài viết hữu ích giúp bạn có thêm kinh nghiệm để phòng tránh các chấn thương!

>> Xem thêm bài viết cùng chủ đề: Phục hồi chức năng: Đối tượng và các hình thức điều trị