Cơ thể bị mất nước phải làm thế nào?
Tác giả: sites
Có rất nhiều nguyên nhân làm cơ thể rơi vào tình trạng bị mất nước và để lại các ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Mặt khác, không phải tất cả mọi người đều biết về hiện tượng mất nước này gây ảnh hưởng như thể nào đối với cơ thể để có thể chủ động phòng ngừa. Vậy nguyên nhân nào làm cơ thể bị mất nước? Các biểu hiện và hướng phòng ngừa vấn đề này? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
- Truyền nước mất bao lâu?
- Bệnh tiêu chảy và cách điều trị hiệu quả
- Đừng chủ quan với tình trạng mất nước cơ thể
Cơ thể bị mất nước có nguyên nhân từ đâu?
– Nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta không cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, thường xuyên nhịn khát. Bên cạnh đó, quá trình uống nước không đúng cách cũng góp phần làm cơ thể bị mất nước trầm trọng. Ví dụ: Thay vì cần uống nước đều các thời điểm trong ngày thì chúng ta lại nhịn khát và uống tập trung một lần.
– Do cơ thể đang trong giai đoạn bị tiêu chảy, ói mửa sẽ làm cơ thể mất nước, điện giải một cách nhanh chóng.
– Tình trạng cơ thể bị sốt, nhất là sốt cao kết hợp tiêu chảy, ói mửa sẽ càng làm trầm trọng vấn đề mất nước của cơ thể.
– Nếu tham gia vào các hoạt động đòi hỏi sự vận động thường xuyên của cơ thể sẽ làm cơ thể ra mồ hôi ngày càng nhiều. Ngoài ra, thời tiết nóng, ẩm cũng dễ làm vấn đề này xảy ra.
– Do cơ thể bị bệnh tiểu đường, đái tháo nhạt thường có nguy cơ mất nước rất lớn. Nguyên nhân là do nồng độ đường trong máu cao, khiến cơ thể phải đào thải lượng đường dư thông qua nước tiểu để ra môi trường bên ngoài.
– Người bị bỏng ở mức độ nặng có khả năng mất chất lỏng, thậm chí gây nguy cơ tử vong.
Các yếu tố nguy cơ làm cơ thể bị mất nước
– Nhóm đối tượng trẻ sơ sinh và trẻ em luôn có nhu cầu cần nước và điện giải rất cao. Do đó, hiện tượng trẻ bị mất nước sẽ có nguy cơ thể vong rất cao, nhất là mất nước do tiêu chảy.
– Còn đối tượng người lớn tuổi do sức khỏe hạn chế, ít vận động, khả năng bảo tồn nước giảm hoặc do bị ảnh hưởng của các bệnh lý khiến họ có cảm giác ít khát nước.
– Bệnh tiểu đường, bệnh thận, xơ nang, rối loạn tuyến thượng thận hay do cơ thể nghiện các chất có cồn như rượu, bia nếu không được điều trị cũng rất dễ làm cơ thể thiếu hụt nước.
– Những người vận động nhiều như người tham gia hoạt động thể thao, hay khi chúng ta sau khi luyện tập thể dục hoặc lúc lao động chân tay quá sức, nếu không đáp ứng đủ nước cũng gây hiện tượng mất nước.
– Người sống ở nơi có độ cao lớn cũng thường bị mất nước do họ phải thở nhanh, tiểu nhiều nhằm đáp ứng cho nhu cầu thích nghi của cơ thể ở điều kiện đó.
Khi bị mất nước có biểu hiện gì?
– Nhức đầu
Do mất nước nên dẫn đến cơ thể bị mất đi lượng muối cần thiết trong cơ thể như muối Na, Ka và ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc hóa học của máu. Điều này gây tác động đến não và làm chúng ta bị nhứt đầu. Tình trạng đau đầu nặng hay nhẹ còn tùy thuộc vào vấn đề cơ thể chúng ta mất nhiều hay ít nước.
– Nước tiểu màu vàng đậm
Nếu cơ thể bị thiếu hụt nước sẽ dễ dẫn đến việc trao đổi chất và giải độc cho cơ thể gặp rất nhiều khó khăn. Khi cơ thể chúng ta tiểu ra nước tiểu có màu vàng chứng tỏ là chất độc đang ứ đọng nhiều trong cơ thể. Do đó, các bạn cần nhanh chóng bù đắp lượng nước mà cơ thể đang thiếu hụt càng sớm càng tốt.
– Táo bón
Hiện tượng táo bón xảy ra do thiếu nước chính là cảnh báo cơ thể chúng ta đang cần bổ sung nước.
– Chóng mặt
Nguyên nhân khiến chúng ta chóng mặt chính là do cơ thể thiếu nước. Sự thiếu nước này sẽ làm tác động đến việc máu và oxy không cung cấp kịp cho não gây ra choáng, chóng mặt.
– Tăng nhịp tim
Do lưu thông trong cơ thể diễn ra một cách chậm chạp vì hiện tượng cơ thể bị mất nước khiến nhịp tim đập nhanh hơn. Chúng ta cần lưu tâm các dấu hiệu này rất nguy hiểm và cần được khắc phục sớm nhất.
– Da khô
Việc thiếu nước khiến quá trình cung cấp cũng như giữ ẩm cho cơ thể bị ảnh hưởng và đó là nguyên nhân khiến da bị khô.
Phòng ngừa tình trạng bị mất nước như thế nào?
Điều quan trọng nhất trong quá trình phòng ngừa hiện tượng thiếu hụt nước của cơ thể đó là chúng ta phải uống nước thật nhiều, không nhịn khát trong các trường hợp sau đây:
– Khi thời thiết nóng, ẩm.
– Uống nước sau khi lao động.
– Vận động viên.
– Khi bệnh tật, nhất là bệnh tiểu đường, tiêu chảy… phải cung cấp thật nhiều nước.
– Bên cạnh việc uống nước lọc, chúng ta còn có thể uống nước ép trái cây, ăn nhiều rau, củ, quả…
Hiện tượng cơ thể bị mất nước gây ra các tác động nguy hiểm cho cơ thể trong đời sống hàng ngày. Do đó, việc chúng ta chủ động ngăn ngừa các tác nhân làm cơ thể bị mất nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn nhận biết được sự nguy hiểm của việc cơ thể bị mất nước.
Theo Khoe.online tổng hợp