Giải đáp khi đi ngoài mất nước nên uống gì để bổ sung?

Tác giả: huong

Khi cơ thể có những biểu hiện rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thức ăn… Dẫn đến tình trạng đi ngoài liên tục, tiêu chảy kéo dài cơ thể sẽ bị thiết hụt một lượng nước quan trọng, khiến người bệnh cảm thấy nhanh mệt mỏi, môi khô, khát nước nhưng uống nhiều vẫn không đỡ khát. Khi gặp tình trạng đi ngoài mất nước nên uống gì để bổ sung kịp thời, ngăn chặn tình trạng thiếu hụt lượng nước bù đắp cho cơ thể và nguy cơ ngất xỉu?

đi ngoài mất nước nên uống gì

1. Triệu chứng đi ngoài mất nước gây ảnh hưởng gì?

Đi ngoài mất nước hay có thể gọi đây là một tình trạng tiêu chảy do rối loạn tiêu hóa và ngộ độc thức ăn, là tình trạng cơ thể liên tục phát sinh nhu cầu tìm kiếm nhà vệ sinh. Đi nhiều và liên tục khi chỉ ra phân lỏng, nước và kèm theo các biểu hiện đau bụng dữ dội, chỉ thuyên giảm khi đi vệ sinh và đau lại khi có nhu cầu vào nhà vệ sinh.

Tình trạng đi ngoài liên tục khiến cơ thể thiết hụt trầm trọng lượng nước và muối cần thiết, gây mất nước và có thể khiến người bệnh ngất xỉu vì mất cần bằng điện giải. Tiêu chảy là một triệu chứng rối loạn tiêu hóa nguy cấp, bệnh có thể tự ngưng triệu chứng nhưng khiến cơ thể suy nhược mạng mẽ do mất nước kéo dài. Khi đi ngoài mất nước, cần uống một số loại nước phù hợp để bổ sung nước và đồng thời tác động mạnh mẽ để cân bằng điện giải.

2. Tại sao mất nước, thiếu hụt điện giải nguy hiểm

Nước giống với chất đạm và vitamin, cũng góp phần cung cấp dưỡng chất cần thiết và thanh lọc cơ thể. Khi nạp vào bên trong cơ thể, nước đồng hành với chất điện giải (khoáng chất) để thanh lọc cơ thể, duy trì sức sống, giúp máu lưu thông.

đi ngoài mất nước nên uống gì

Chất điện giải là nhân tố để duy trò sự sự ổn định áp suất thẩm thấu ion, magie, kali. Photphat… trong dịch lỏng tế vào. Ion, natri, clo sẽ duy trì sự ổn định của huyết tương.

Khi mất nước, điện giải bị mất cân bằng kéo theo sự thiết hụt của các thành phần khoáng chất bên trong cơ thể. Từ đó cơ thể bị rối loạn chức năng hoạt động, thiết hụt năng lượng gây suy nhược, ngất xỉu và thậm chí tử vong. Thiếu nước thường xuyên cũng khiến chức năng chuyển hóa tế bào của cơ thể bị ảnh hưởng, gây thiếu máu kéo dài, suy tuần hoàn, hoạt động hô hấp kém. Từ đó người bệnh thường xuyên mệt mỏi, không có sức lực, bụng chướng, nôn mửa, co giật, rối loạn nhịp tim và tử vong.

3. Uống gì để bù điện giải khi mất nước

Cơ thể một người bình thường cần nạp từ 1,5 – 2 L nước mỗi ngày. Quá trình nạp cần kéo dài cho cả ngày chứ không uống quá nhiều nước cho 1 lần có thể phá vỡ sự cân bằng của điện giải. Khi đi ngoài mất nhiều nước, bên cạnh việc nạp một lượng nước lọc, nước khoáng có chừng mực, bệnh nhân có thể áp dụng các phương pháp hỗ trợ bù điện giải.

Bệnh nhân có thể được cho uống các loại dung dịch nước muối đường, nước oresol, nước chanh mặn, nước dừa… để nâng cao hiệu quả bù nước.

Đối với oresol, nên cho bệnh nhân uống một lượng khoảng 28g trong 1L nước và dùng dần từ 2-3 tiếng để tạo lại thế cân bằng điện giải. Không pha oresol với nước khoáng, loại nước này sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ điện giải tạo nên sự tương khắc với oresol và làm giảm công dụng khi uống.

đi ngoài mất nước nên uống gì

Trong quá trình khôi phục sức khỏe, bệnh nhân có thể uống các loại nước ép, nước dinh dưỡng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác để giảm thiểu nguy cơ mất nước. Oresol chỉ nên dùng trong giai đoạn bệnh nhân mất nước nhiều và vừa, với thể trạng ổn định không nên dùng quá nhiều.

Đối với bệnh nhân khi đi ngoài mất nước uống gì để cân bằng điện giải là vô cùng cần thiết. Chọn lựa uống oresol và những loại nước giải khát trái cây tươi lành tính, để đảm bảo ổn định lại tình trạng thiết hụt nước của cơ thể là sự lựa chọn phù hợp và an toàn nhất.

Theo khoe.online tổng hợp