Cùng tìm hiểu về hội chứng ngưng thở khi ngủ

Tác giả: huong

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một hội chứng đặc biệt với những biểu hiện gián đoạn hô hấp trong khi ngủ. Tưởng như là một hội chứng sức khỏe không nghiêm trọng, tuy vậy việc thường xuyên ngưng thở khi ngủ tiềm ẩn nhưng khả năng gây biến chứng vô cùng nguy hiểm cho hệ hô hấp và não bộ của con người.

ngưng thở khi ngủ

1. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là gì?

Hội chứng ngưng thở khi ngủ là những triệu chứng rối loạn đặc trưng của bệnh lý về hô hấp khi ngủ, cụ thể là những biểu hiện thường xuyên ngưng thở khi ngủ về đêm. Việc ngưng thở khi ngủ thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy lên não, dẫn đến những nguy cơ đột quỵ, đau tim, tai biến mạch máu não, đau thắt ngực, giảm trí nhớ… và có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời.

ngưng thở khi ngủ

Đây là một trong những hội chứng thường gặp ở người trưởng thành nhưng lại không được nhận biết rõ rệt. Theo ước tính hiện nay có đến 26% số người đang có nguy cơ mắc chứng ngưng thở khi ngủ, hình thành do thói quen sinh hoạt không đều độ gây ra những biểu hiện tiềm ẩn ảnh hưởng đến não bộ.

Có 2 loại hội chứng ngưng thở khi ngủ chính:

– Ngưng thở trung ương

Các dấu hiệu thần kinh không thể dẫn đến các cơ hô hấp, khiến lượng khí trao đổi ở phổi không được thực hiện mặc dù đường phổi vẫn được mở ra khi ngủ.

– Ngưng thở tắc nghẽn

Là hội chứng thường gặp nhiều nhất khi lượng khí lưu thông qua mũi và miệng đến phổi bị giảm thiểu hoặc mất đi do xẹp đường hô hấp trên.

– Ngưng thở khi ngủ hỗn hợp

Kết hợp 2 hội chứng trên.

2. Triệu chứng của hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những biểu hiện của hội chứng ngưng thở khi ngủ thường không được nhận biết sớm. Tuy vậy khi nhờ người thân quan sát, ta có thể nhận biết nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ của bản thân, với những biểu hiện:

ngưng thở khi ngủ

– Thường ngủ ngày, kèm theo biểu hiện ngừng thở đột ngột trong 1 khoảng thời gian ngắn, thở đều trở lại rồi lại ngừng thở.

– Hay có cảm giác buồn ngủ vào ban ngày dù đã ngủ đủ giấc.

– Khi trở mình thường dễ dàng thức giấc đột ngột vào ban đêm, thức giấc nhiều lần vào ban đêm.

– Luôn đi tiểu nhiều vào ban đêm, đặc biệt là khi trước đó uống nhiều nước khiến có cảm giác muốn đi tiểu ngay dù đang ngủ.

– Thường cảm thấy đau đầu vào buổi sáng.

– Trí nhớ ngày càng sụt giảm, không có khả năng tập trung cao.

– Ngày càng thừa cân, béo phì và có những biểu hiện bất thường ở làn da, vùng hàm mặt.

– Có biểu hiện tăng huyết áp đột ngột.

3. Nguyên nhân gây nên hội chứng ngưng thở khi ngủ

Về mặt kết cấu bên trong, ngưng thở khi ngủ xuất hiện là do tín hiệu từ hệ thần kinh không được truyền đến các cơ phổi để hoạt động một cách toàn diện, khiến các hoạt động của phổi không thể hoạt động đúng cách, gây ra những rối loạn trong lúc thở.

Ngoài ra những nguyên nhân về đặc tính cơ thể sau cũng là lý do gây ra hội chứng ngưng thở khi ngủ:

– Người bị béo phì, hoặc thừa cân.

– Có triệu chứng amidan quá phát.

– Vòm hầu thấp.

– Cổ ngắn và to.

– Lưỡi dày, dài.

– Cằm lẹm.

– Bị liệt vòm hầu.

– Mất trương lực thần kinh cơ hầu vùng họng.

4. Đối tượng dễ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ

Những đối tượng có những vấn đề về sức khỏe, chế độ sinh hoạt, ăn uống luôn có nguy cơ mắc hội chứng khó ngủ cao nhất. Cụ thể:

– Người mắc chứng béo phì.

– Có những cấu trúc bất thường ở sọ mặt và mô mềm bên trong đường hô hấp.

– Có yếu tố di truyền.

– Thường xuyên hút thuốc lá, với nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ gấp 3 lần bình thường.

– Người mắc chứng sung huyết mũi.

– Người bị đái tháo đường.

– Sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia hoặc thường xuyên sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh…

– Phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.

5. Làm gì khi mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ?

  • Khi có những biểu hiện rối loạn hô hấp trong lúc ngủ, cảm thấy khó thở khi ngủ cùng những đặc điểm đã đề cập ở trên, cần tìm đến bác sĩ chuyên gia để được khám và chữa trị kịp thời.
  • Quá trình chuẩn đoán và xác định nguyên nhân hội chứng thường khá mất thời gian, tuy vậy bạn cần phối hợp để tìm ra giải pháp chữa trị tốt nhất.
  • Lên kế hoạch cân bằng lại chế độ sinh hoạt, ăn uống và ngủ đúng giấc, điều độ để ngăn chặn tình trạng rối loạn giấc ngủ kịp thời.
  • Áp dụng chế độ luyện tập thể dục thể thao, kết hợp những bài tập hít thở hiệu quả để cần bằng lại hệ hô hấp của mình.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ tiềm ẩn những nguy cơ ảnh hưởng đến tim mạch và não bộ nguy hiểm. Đặc biệt ở người có tiền sử cao huyết áp nên có những lưu ý về chế độ sinh hoạt của bản thân, để ngăn chặng nguy cơ mắc hội chứng ngưng thở khi ngủ và có được một sức khỏe tốt hơn.

Theo khoe.online tổng hợp