Dấu hiệu viêm tủy xương là gì?

Tác giả: sites

Viêm tủy xương do sự tấn công của các vi trùng, vi khuẩn chủ yếu là theo đường máu xâm nhập vào xương. Đây chính là bệnh nguy hiểm để lại các rủi ro cực kỳ nghiêm trọng cho sức khỏe của bệnh nhân như tình trạng cứng khớp, phá hủy xương. Do đó, chúng ta cần phải chủ động hiểu hết các nguyên nhân gây bệnh để tránh các nguy cơ mắc bệnh. Vậy bệnh viêm tủy xương là gì? Nguyên nhân, các triệu chứng, cách thức điều trị và phương pháp ngừa bệnh là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

viêm tủy xương
Viêm tủy xương xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân

Bạn biết gì về bệnh viêm tủy xương?

Là hiện tượng các khớp xương bị co cứng hoặc bị phá hủy do sự tấn công của vi khuẩn tụ cầu xâm nhập vào xương. Các con đường lây nhiễm của tình trạng này gồm:

– Nhiễm trùng trực tiếp do nhiễm trùng xương hoặc viêm tủy xương.

– Do sự lây lan của các loại vi khuẩn từ các chấn thương tại khu vực gần xương.

– Do các vi khuẩn lây truyền theo đường máu từ ảnh hưởng của các bệnh như viêm phổi, nhiễm trùng đường tiểu tấn công gây nhiễm trùng xương. Ngoài ra, trong trường hợp bị gãy xương, nhiễm trùng tai giữa hoặc bị các vết cắt trên da cũng dễ làm vi khuẩn theo máu xâm nhập vào xương.

– Nguy cơ bị viêm tủy xương thường rất cao ở những người bị tiểu đường, người chạy thận, hóa trị.

Nguyên nhân mắc bệnh viêm tủy xương

– Do nhiễm vi khuẩn, vi trùng, nấm tấn công đến xương từ da, dây chằng, đường máu hoặc từ các phẫu thuật xương.

– Đối với trẻ em, hiện tượng viêm tủy xương dễ xảy ra ở cánh tay hoặc cẳng chân. Còn với người lớn thì khu vực xương bàn chân, cột sống, hông là nơi dễ bị tình trạng này.

– Người đã từng bị chấn thương, phẫu thuật chỉnh hình, chạy thận.

– Người bị tiểu đường, rối loạn tuần hoàn máu.

– Bệnh nhân từng bị bệnh liên quan đến đường tĩnh mạch hoặc dùng ống thông.

– Người tiêm ma túy.

Bệnh viêm tủy xương có triệu chứng gì?

– Trường hợp bị viêm tủy xương cấp tính sẽ xuất hiện các cơn đau bụng, viêm xương, viêm sưng đỏ và sốt. Các biểu hiện như đau âm ỉ, nóng rát, sưng đỏ.

– Bị hôn mê, ớn lạnh, đau cột sống và ảnh hưởng đến tướng đi.

– Có nguy cơ gây gãy xương, hoại tử xương, còi xương ở trẻ.

– Đau tại vùng bị viêm, mệt mỏi.

– Khó khom người, khó vận động.

Viêm tủy xương: Điều trị như thế nào?

Khi có bất cứ các biểu hiện gì của tình trạng tủy xương bị viêm, ta cần nhanh chóng đi khám bác sĩ sớm nhất nhằm điều trị hiệu quả, tránh các ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh. Bác sĩ có thể chỉ định chúng ta làm các xét nghiệm máu, chụp xương, chụp X quang, chụp cắt lớp, xét nghiệm công thức máu toàn bộ, xét nghiệm sinh hóa protein, xét nghiệm tốc độ máu lắng, chụp MRI xương hay chọc hút các khu vực bị xương gây tác tác động hoặc làm siêu âm để chẩn đoán chính xác nhất về mức độ bệnh. Tùy thuộc vào mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp nhằm đảm bảo hiệu quả điều trị. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc kháng sinh, làm phẫu thuật để tiêu diệt các vi khuẩn gây viêm nhiễm hoặc loại bỏ xương chết nhằm giúp bảo vệ tế bào xương mới.

Phòng ngừa viêm tủy xương cần lưu ý gì?

– Trong suốt quá trình điều trị bệnh, bệnh nhân không được tự ý đổi thuốc, ngưng thuốc hay áp dụng các mẹo dân gian khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

– Luyện tập thể dục nhẹ nhàng, đều đặn hàng ngày để đảm bảo sức khỏe tốt và giúp các cơ xương khớp dẻo dai.

– Chủ động thay đổi tư thể nằm, đi, đứng phù hợp để hạn chế các cơn đau.

– Đối với việc chăm sóc các vết thương hở, chúng ta cần vệ sinh tay chân sạch sẽ khi tiến hành thay băng.

– Cần đến ngay bệnh viện khi gặp bất kỳ các trường hợp sau đây:

+ Bệnh nhân bị sốt liên tục.

+ Đau dữ dội.

+ Xuất hiện áp xe mới hoặc có mủ ở áp xe cũ.

+ Nếu cơ thể đang bị chấn thương, tiểu đường, chạy thận, tiêm thuốc.

Bệnh viêm tủy xương là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, chúng có thể khiến người bệnh mất khả năng vận động nếu như phát hiện và điều trị muộn. Chính vì vậy, chúng ta cần phải đi đến bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng bất thường trên cơ thể về tình trạng này, tránh tự chữa trị tại nhà bằng các cách dân gian. Hi vọng qua bài viết này đã giúp các bạn có thể chủ động phòng ngừa bệnh viêm ở tủy xương không chỉ cho bản thân mà còn cho người thân bên cạnh.

Theo Khoe.online tổng hợp