Đau khuỷu tay – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Tác giả: sites
Khuỷu tay là bộ phận thường xuyên có các động tác cũng như hoạt động nên rất dễ bị tổn thương dẫn tới đau khuỷu tay. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh mà còn dẫn tới những ảnh hưởng khác trong sức khỏe cũng như cuộc sống hằng ngày. Nếu tình trạng đau khuỷu tay kéo dài mà không có cách điều trị thì dễ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm. Sau đây là những thông tin cần thiết về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như các phòng tránh bệnh đau khuỷu tay mà bạn nên biết.
1. Thế nào là đau khuỷu tay?
Khuỷu tay là khớp có cấu trúc đặc biệt với chức năng chính là gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay. Đau khuỷu tay khiến các hoạt động của khớp này trở nên khó khăn và ảnh hưởng tới các hoạt động cần khuỷu tay. Căn bệnh này thường xảy ra với những người chơi các môn thể thao như bóng chuyền, cầu lông, tennis… hay có công việc đòi hỏi phải ngồi một chỗ và sử dụng cánh tay, bàn tay liên tục như nhân viên văn phòng, thợ may, thợ rèn…
2. Nguyên nhân của đau khuỷu tay
Đau khuỷu tay là do các chấn thương ở bộ phận này gây ra và thường có thể là vì một trong những nghuyên nhân sau đây:
- Do viêm mỏm trên lồi cầu ngoài, hay còn gọi là hội chứng tennis elbow. Khi các cơ, gân, dây chằng quanh phần khớp khuỷu tay và phần trước cánh tay bị chấn thương thì sẽ hình thành các vết rách trong gân dẫn tới sẹo và hiện tượng vôi hóa.
- Do viêm mỏn trên lồi cầu trong xương cánh tay, còn được gọi là hội chứng golf. Sự vận động của cánh tay lặp lại lặp lại cùng chế độ nghỉ ngơi không hợp lý khiến các cơ rơi vào tình trạng hoạt động quá sức và dẫn tới đau khuỷu tay.
- Do viêm khớp khuỷu, viêm túi hoạt dịch mỏm khuỷu, các chấn thương ở khuỷu tay, chèn éo dây thần kinh trong…
Sưng hạch bạch huyết ở cổ là một trong những triệu chứng viêm hạch thường gặp nhất ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Tùy theo những biểu hiện kèm theo, cũng như tình trạng của hạch bạch huyết mà triệu chứng sưng viêm sẽ được chuẩn đoán khác nhau.…
3. Triệu chứng của đau khuỷu tay
Những cơn đau lúc bắt đầu chỉ nhẹ nhưng sau đó thì nặng hơn, người bệnh sẽ thấy đau rát phần ngoài khuỷu tay. Các cơn đau sẽ tăng lên khi thực hiện các hoạt động như duỗi cổ tay, gập duỗi ngón hay khi nâng vật nặng. Lâu dần, người bệnh sẽ mất dần khả năng cầm nắm và không thể vận động cánh tay như bình thường được nữa. Dù mang lại các cơn đau mỏi nhưng đau khuỷu tay lại không làm sưng đỏ hay nóng ở khớp khuỷu.
4. Cách điều trị đau khuỷu tay
Nếu chỉ bị nhẹ thì bạn có thể chườm lạnh lên khuỷu tay và nên dừng ngay các hoạt động của mình để tránh cho tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng. Khi cảm thấy các cơn đau bất thường không dứt ở khuỷu thì tốt nhất là bạn nên tới ngay bác sĩ để được chuẩn đoán cũng như hước dẫn cách điều trị. Không chỉ vậy, bác sĩ còn có thể chỉ cho bạn những bài tập vận động giúp ngăn ngừa đau khuỷu tay tái phát trở lại.
5. Phương pháp ngăn ngừa đau khuỷu tay
Trước khi tập luyện bất kì môn thể thao nào thì cũng nên khởi động và làm nóng cơ thể. Việc này giúp các dây chằng có sự chuẩn bị trước cho các hoạt động với lượng máu lưu thông cần thiết, nếu không dây chằng và cơ sẽ rất dễ bị tổn thương nặng nề. Bạn cũng nên vận động thư giãn thường xuyên chứ không nên chỉ ngồi yên một chỗ. Cách này sẽ giúp cơ và dây chằng duy trì tính linh hoạt, mềm dẻo, tránh tình trạng bị căng quá mức.
Bệnh thủy đậu thường xuyên xuất hiện ở trẻ em, bệnh này có tốc độ lây lan nhanh và khá nguy hiểm. Bên cạnh điều trị thuốc thì bệnh nhân nên kết hợp điều trị bằng phương pháp dân gian, vậy khi mắc bệnh thủy đậu nên tắm lá gì…
Ngoài ra, khi luyện tập thể thao hay làm việc thì cũng nên lựa chọn những dụng cụ thể thao và lao động phù hợp. Đồng thời còn cần chế độ nghỉ ngơi hợp lý cho các khớp khuỷu tay có sự hồi phục sau mỗi lần vận động, như vậy sẽ hạn chế được sự quá sức của các cơ làm đau khuỷu tay.
Đau khuỷu tay có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như cuộc sống của người bệnh. Do đó, khi đã nhận ra các triệu chứng của bệnh thì bạn nên tới bác sĩ chuyên khoa để có cách chữa trị hiệu quả nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp