Bệnh gout có triệu chứng gì?
Tác giả: sites
Bệnh gout có thời kỳ ủ bệnh một cách âm thầm vào giai đoạn đầu nên thường dễ làm các bệnh nhân chủ quan và coi nhẹ các dấu hiệu ban đầu của bệnh. Có rất nhiều nguyên nhân làm chúng ta bị gout không chỉ xuất phát từ yếu tố di truyền mà nó còn có thể xuất phát từ các thói quen sinh hoạt hàng ngày của mọi người. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân, các dấu hiệu cũng như hướng điều trị bệnh gout qua bài viết này nhé!
Bệnh gout có nguyên nhân từ đâu?
– Còn được gọi là bệnh thống phong có liên quan đến việc cơ thể bị viêm khớp do máu tích tụ nhiều axit uric. Các loại axit này hình thành từ sự phân hủy của chất purin chứa trong mô cơ thể hoặc trong thực phẩm.
– Bệnh gout xảy ra nếu thận của người bệnh không bài tiết được hoàn toàn lượng axit uric hoặc nếu chúng ta dùng thực phẩm chứa nhiều purin như cá sardines, gan, thận, óc, đậu Hà Lan, cá cơm…
– Nếu một thành viên nào đó trong gia đình chúng ta bị bệnh này thì các thành việc còn lại, nhất là đàn ông cũng có có nguy cơ cao bị bệnh.
– Ngoài ra, nếu chúng ta lạm dùng nhiều rượu hoặc sử dụng thực phẩm chứa nhiều chất purin, chế độ ăn uống thiếu hợp lý gây tình trạng thừa cân cũng dễ mắc bệnh này.
– Do bệnh nhân bị nhiễm chì hay gặp các khiếm khuyết về enzim, điều này có tác động rất lớn đến nguy cơ mắc bệnh gout ở nhiều người.
– Đặc biệt, chúng ta có thể bị bệnh này nếu đã từng sử dụng qua thuốc lợi tiểu, thuốc aspirin, cyclosporin hay thuốc levodopa và các loại vitamin niacin.
– Nhóm đối tượng bệnh nhân từng bị bệnh ung thư máu, bệnh thận, tuyến giáp trạng, tăng huyết áp hay đái tháo đường, người từng bị giải phẫu, quang tuyến trị liệu…
Bệnh viêm khớp cùng chậu là một căn bệnh về khớp và có thể gây ra những đau đớn nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Không chỉ vậy, nó còn dẫn tới những ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc cũng như dễ dàng dẫn tới những…
Các triệu chứng của bệnh Gout
Tùy theo thời điểm phát hiện bệnh, bệnh Gout sẽ có các biểu hiện đặc trưng cho từng thời kỳ khác nhau. Do đó, để có thể điều trị thật hiệu quả căn bệnh này, chúng ta cần sớm phát hiện và có hướng điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là một vài các triệu chứng tiêu biểu của bệnh Gout mà mọi người cần lưu ý như sau:
Giai đoạn đầu:
– Giai đoạn chất axit uric tích tụ nhiều trong một khớp sẽ xuất hiện các biểu hiện như nóng, sưng mềm, đau khớp nhất là ngón chân cái. Hiện tượng đau này thường xuất hiện kéo dài về đêm khiến chúng ta gặp rất nhiều phiền toái trong đời sống hàng ngày.
– Tình trạng đau đi kèm bong tróc da, ngứa, đau, tím đỏ vùng khớp bị đau.
– Người bệnh bị sốt, lạnh run, trên khớp hoặc xung quanh khớp, vành tai xuất hiện các hạt tophi.
– Bệnh này giai đoạn đầu rất dễ bị hiểu nhầm là chúng ta đã khỏi bệnh vì bệnh thường giảm các triệu chứng đau trong vòng vài ngày hoặc 1 tuần và không xuất hiện các dấu hiệu trong khoảng 2 năm sau. Đó chính là thời gian ủ bệnh để xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm hơn vào giai đoạn sau.
Giai đoạn muộn:
– Đau kéo dài ở nhiều khớp khác nhau.
– Các cơn đau này nặng, nhẹ và kéo dài trong các khoảng thời gian khác nhau. Chúng ta cần đi đến bác sĩ để khám càng sớm càng tốt nhằm khắc phục mọi ảnh hưởng nguy hiểm của bệnh cũng như để hạn chế các khó khăn trong việc điều trị hiệu quả.
– Xuất hiện u cục tại các vị trí như khớp của ngón tay, cổ tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân, mắc cá, đầu gối…
– Bệnh nhân bị sưng túi dịch đệm ngay khủy tay hay đầu gối. Nếu vẫn chưa được điều trị kịp thời sẽ co cứng các khớp gây teo cơ và cử động một cách khó khăn.
– Có các dấu hiệu của bệnh tim mạch, sỏi thận hay bệnh suy thận mạn tính…
Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh về cơ xương khớp thường gặp cũng như khá nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng, không chỉ hủy hại các khớp, làm mất…
Hướng điều trị bệnh gout
– Tùy theo mức độ bệnh của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định chúng ta sử dụng thuốc hay áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp nhằm giảm các cơn đau. Bệnh nhân còn có thể áp dụng việc dùng dược phẩm giảm lượng axit uric trong máu.
– Bệnh nhân cần đảm bảo khẩu phần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng dưới sự tư vấn của bác sĩ nhất là ưu tiên thực phẩm nhiều rau, củ, quả, trái cây tươi mát…
– Tránh lạm dụng bia, rượu, đồ uống có ga sẽ càng làm tình trạng bệnh gout thêm trầm trọng.
– Bổ sung nước đầy đủ, tránh nhịn khát nhằm giảm lượng acid uric trong cơ thể qua đường bài tiết.
– Cần tích cực tập luyện thể dục nhẹ nhàng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
– Tuyệt đối tuân thủ mọi sự chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc trong suốt quá trình điều trị, tránh tự ý đổi thuốc, ngưng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
– Thăm khám sức khỏe định kỳ để bác sĩ dễ dàng theo dõi tiến triển của bệnh.
Bệnh gout cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhằm tránh các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh nhân. Do đó, chúng ta cần tự trang bị cho mình các kiến thức nhất định về bệnh để sớm nhận biết các triệu chứng ban đầu của bệnh nhằm đi khám bác sĩ sớm nhất. Hi vọng qua bài viết này đã giúp các bạn bổ sung nhiều thông tin hữu ích về bệnh Gout và có hướng phòng ngừa thật hiệu quả.
Theo Khoe.online tổng hợp