Đau ngực trái: Nguyên nhân và sự nguy hiểm?

Tác giả: sites

Chứng đau ngực trái có thể xuất hiện ở bất kì đối tượng bệnh nhân ở mọi thời điểm bất kì. Đôi khi chứng đau ngực trái xuất hiện, thuyên giảm và lặp lại khiến bệnh nhân lơ là các triệu chứng mà không hề hay biết đây là dấu hiệu của chứng bệnh nguy hiểm về tim mạch. Cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân gây đau ngực trái và tìm ra giải pháp giảm thiểu triệu chứng.

đau ngực trái
Đau ngực trái là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Các biểu hiện của chứng đau ngực trái

Có nhiều biểu hiện đau ngực trái khác nhau, một số biểu hiện thường gặp đó là:

– Đau thắt ngực trái.

– Đau nhói ngực trái, rồi lặp lại liên tục nhiều lần trong ngày.

– Đau ngực trái âm ỉ trong nhiều ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm.

– Đau toàn bộ vùng ngực trái.

Nguyên nhân gây đau ngực trái

Đau ngực trái có thể là dấu hiệu của căn bệnh nào đó. Nguyên do bởi những căn bệnh này, ta mới nhận thấy có các triệu chứng đau tức ngực. Có thể kể đến:

Bệnh tim mạch

Là nguyên nhân phổ biến và rõ rệt nhất gây ra chứng đau ngực trái. Cụ thể là những chứng bệnh như thiếu máu cơ tim, viêm màng ngoài tim, bóc tách động mạch chủ, bệnh van tim… đều có dấu hiệu đau ngực trái từ ban đầu.

Vị trí đau thường ở sau xương ức rồi lan qua trái hoặc 2 bên ngực, đôi khi cơn đau có thể lan đến các vị trí như chân, tay… khi hoạt động mạnh, gây mất sức. Biểu hiện đau ngực trái nếu xuất hiện trong 30 phút mà vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm thì cần lưu ý và kiểm tra ngay để tránh những tác hại biến chứng.

Viêm cơ, viêm sụn, viêm xương tại vùng ngực

Chứng viêm gây thương tổn sâu bên trong, khiến bệnh nhân cảm thấy đau âm ỉ và kéo dài trong nhiều giờ. Hiện tượng đau ngực trái tăng lên khi cơ thể vận động hoặc khi ấn vào khu vực bị viêm…

Bệnh đường tiêu hoá

Bên cạnh đó, mắc các chứng bệnh về đường tiêu hóa như bệnh viêm dạ dày, viêm thực quản… cũng có thể khiến người bệnh cảm thây đau tức ngực, đau từ bụng trên tới ngực. Cảm giác bức bối, khó thở… thường xuất hiện về đêm khi đang ngủ cũng như liên quan tới việc ăn uống, đi kèm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như ợ chua, ợ hơi, nóng rát ngực…

Bà bầu bị sốt cao: Làm sao để hạ sốt nhanh mà không dùng thuốc

Trong thời gian mang thai, sức đề kháng của các bà bầu thường rất kém, cơ thể thường dễ bị tác động bởi các loại vi khuẩn, virus có hại, tăng nguy cơ nhiễm bệnh cao. Cảm, sốt cao là một trong những hiện tượng sức khỏe mà bà bầu…

Các chứng bệnh về hô hấp

Khi gặp phải bất kì vấn đề liên quan đến đường hô hấp, người bệnh sẽ luôn cảm thấy khó thở, tức ngực, hi nhiều… lâu dần dẫn đến tình trạng đau tức ngực. Triệu chứng không được điều trị, lâu dần sinh ra hiện tượng đau tức ngực kể cả khi thở.

Ảnh hưởng tâm lý

Đau ngực liên quan đến hệ thần kinh cao cấp xuất phát từ các nguyên nhân bao gồm rối loạn lo âu, hay lo sợ, trầm cảm, trạng thái tăng thông khí… Trường hợp đau ngực vì nguyên nhân tâm lí xảy ra rất mơ hồ, mức độ thay đổi thường là đau nhẹ đi kèm khó thở, người bệnh có cảm giác hồi hộp, mất ngủ…

Chuẩn đoán xác định nguyên nhân gây đau ngực trái

Dù triệu chứng đau ngực trái là gì, bệnh nhân cần tìm khám bác sĩ chuyên khoa để được áp dụng các biện pháp chuẩn đoán phù hợp, đảm bảo tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh.

Nhìn chung, bệnh nhân sẽ được áp dụng các giải pháp: điện tâm đồ, xét nghiệm máu, chụp x-quang ngực, siêu âm tim, đặt ống thông mạch, chụp cắt lớp…

Nếu nhận thấy các dấu hiệu đau tức ngực xuất hiện nhiều, bệnh nhân cần tìm gặp bác sĩ sớm để được kiểm tra cụ thể. Không nên lơ là bởi các triệu chứng đều có thể là dấu hiệu bất kì của một chứng bệnh nào đó.

Phòng ngừa chứng đau tức ngực xuất hiện

Xuất hiện chứng đau tức ngực bất ngờ có thể là dấu hiệu cho bất kì căn bệnh nào trong cơ thể. Cách tốt nhất là bảo vệ sức khỏe và lưu ý một số điều sau để phòng ngừa chứng đau tức ngực xuất hiện, đặc biệt là những người ở độ tuổi trung niên:

– Thực hiện lối sống khoa học, hạn chế sử dụng những thứ có hại như thuốc lá, rượu  bia…

– Lưu ý kiểm soát trọng lượng cơ thể, tránh các nguy cơ gây thừa cân, béo phì, tiểu đường… là yếu tố gây ra các bệnh về tim mạch nhiều nhất.

– Chế độ dinh dưỡng khoa học, đầy đủ dưỡng chất, đảm bảo hạn chế chất béo, dầu mỡ, nhiều tinh bột…. tăng cường cung cấp các thực phẩm giàu chất xơ.

– Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường thể lực, hỗ trợ giúp cơ thể khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt hơn.

– Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khi bước vào độ tuổi trung niên do cơ thể dễ dàng mắc các chứng bệnh về tim mạch, tiểu đường cao.

Nếu nhận thấy thường xuyên có biểu hiện đau ngực trái, hãy đến bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra kịp thời, giúp nhận biết sớm các chứng bệnh nguy hiểm để điều trị hiệu quả,