Sốt xuất huyết là một chứng bệnh nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh và khó chữa lành trong thời gian ngắn, đặc biệt vô cùng nguy hiểm đối với trẻ nhỏ nếu mắc phải. Bên cạnh những tư vấn chữa trị từ bác sĩ, các mẹ cũng cần thường xuyên cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết thường xuyên để giúp bé nhà mình mau chóng hồi phục sức khỏe. Cụ thể thực đơn ăn uống cũng là một trong những điều mẹ cần lưu tâm khi chăm sóc cho bé.
Để giải đáp thắc mắc trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì? Cùng tham khảo một số thực phẩm được khuyến cáo nên cho bé dùng, cũng như một số thực phẩm không nên dùng khi bị sốt xuất huyết.
- Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
- Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì
- Khi trẻ sốt về đêm, mẹ phải làm sao?
1. Những thực phẩm nên dùng khi trẻ bị sốt xuất huyết
Các loại thịt
Sốt xuất huyết thường khiến cơ thể bị suy nhược trầm trọng, việc bổ sung các protein từ các thực phẩm đạm như thịt, cá là vô cùng cần thiết.
Có thể chế biến các loại thịt theo các cách dễ tiêu hóa như hầm nhừ, luộc, nấu soup, canh, xay nhuyễn với cháo để trẻ dễ hấp thu.
Nước
Thời gian sốt xuất huyết kéo dài khiến bé bị mất nước trầm trọng, dễ dẫn đến tình trạng suy nhược cơ thể. Nếu đã được bác sĩ cho phép truyền nước, bạn cũng nên thường xuyên khuyến khích bé uống thật nhiều nước.
Đối với trẻ dưới 5 tuổ thì nạp 500-1,500 ml nước mỗi ngày.
Trẻ trên 5 tuổi thì nạp 2,000 – 2,500 ml nước mỗi ngày.
Bên cạnh nước suối tinh khiết, những loại nước ép củ quả từ cam, chanh, nước dừa… cũng có tác dụng bù nước cho trẻ hiệu quả.
Tình trạng xuất huyết dưới da ở trẻ em có thể xuất phát từ quá trình trẻ bị chấn thương hoặc là dấu hiệu cho những khởi phát của một bệnh lý nghiêm trọng Vậy tình trạng xuất huyết dưới da ở trẻ có nguyên nhân từ đâu? Làm thế nào…
Bổ sung vitamin C qua các loại rau củ
Vitamin C có tác dụng tăng cường khả năng kháng thể rất hiệu quả. Trong giai đoạn trẻ bị sốt xuất huyết nên bổ sung thêm vitamin C thông qua các loại trải cây, rau củ, đặc biệt là những loại quả có vị chua như cam, dứa…
Kết hợp uống các loại nước ép trái cây, rau củ để dễ hấp thu hơn.
Đu đủ
Đu đủ được xem là một trong những loại quả tốt cho trẻ khi điều trị sốt xuất huyết. Đặc biệt lá đu đủ cũng là một trong những bài thuốc dân gian hữu hiệu, dùng 2 lá đu đủ tươi, nghiền nát và chắt, ép lấy nước cho bé ngày 2 muỗng canh nước ép.
2. Thực đơn cho trẻ bị sốt xuất huyết
Bên cạnh một số loại thực phẩm riêng biệt như trên, các mẹ cũng có thể kết hợp một số công thức sau đây cho thực đơn của bé mỗi ngày.
Cháo rau cần đại táo
Đây là công thức cháo đặc biệt cho trẻ trong giai đoạn chữa trị sốt xuất huyết, khi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, bổ sung dưỡng chất.
Nguyên liệu:
- 150g rau cần cho 1 bát cháo. Rau cần rửa sạch, bằm nhuyễn.
- 5 quả đại táo đã rửa sạch, bỏ hột.
- 100g gạo tẻ, vo sạch và rang sơ trên chảo.
- Muối hoặc đường.
Cách làm:
- Bắc nồi nước và cho gạo vào nấu thành cháo, khi nước vừa sôi đến cho đại táo vào hầm nhừ cùng.
- Nêm gia vị ở độ nhạt, nếu thích có thể cho thêm chút đường cho trẻ.
- Hỗn hợp đã mềm, cho rau cần bằm nhuyễn vào trong nồi chào và nấu mở nắp .
- Cho trẻ dùng như bữa ăn sáng hoặc ăn xế.
Sữa đậu xanh và bạc hà
Nguyên liệu:
- Đậu xanh chọn loại đã đãi vỏ, hoặc ngâm qua đêm và đãi vỏ.
- 1-2 lá bạc hà.
- Đường trắng.
Cách làm:
- Đun sôi 1 lít nước, do đậu xanh đã ngâm mềm và lá bạc hà vào nấu cho đến khi đậu mềm. Xay nhuyễn đậu, dùng rây hoặc khăn mỏng và lọc bỏ bã.
- Hòa cùng chút đường và cho bé uống mỗi ngày. Công thức sữa đậu xanh bạc hà có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể khi sốt xuất huyết.
Sốt xuất huyết ở trẻ em là bệnh rất nguy hiểm và vô cùng cùng phổ biến tại Việt Nam. Đã có rất nhiều tuyên truyền về cách phòng ngừa tình trạng sốt xuất huyết ở trẻ nhưng nhiều cha mẹ vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức nên…
3. Lưu ý chế độ dinh dưỡng cho trẻ khi bị sốt xuất huyết
– Không cho trẻ uống những loại nước đậm màu, dù có công dụng tốt như nước dền, nước sâm, nước dưa hấu… hoặc nguy hiểm hơn và nước ga, nước xá xị, nước trái cây pha…
– Không cho bé ăn những loại thực phẩm đậm màu như huyết, gan.. bởi màu sắc của thực phẩm sẽ khiến màu sắc chất thải của trẻ bị ảnh hưởng, không thể theo dõi được tình trạng bệnh của bé rõ ràng hơn.
– Chỉ chế biến các món ăn thanh đạm, dễ tiêu và thường ở dạng lỏng như cháo, nước, cơm nhão, bún.
– Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ trong quá trình điều trị, điều này có thể khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, gây thiếu hụt chất dinh dưỡng không đủ khả năng kháng bệnh.
Dịch bệnh sốt xuất huyết tăng cao tiềm ẩn nhiều tác động nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ. Khi bị sốt xuất huyết, trên cơ thể trẻ thường xuất hiện các đốm đỏ dưới da từ 3 ngày đến 8 ngày, kèm theo các biểu hiện đau bụng, đau…
4. Những điều cần lưu ý khi thấy trẻ có triệu chứng sốt xuất huyết
– Không tự sử dụng các loại thuốc hạ sốt thông thường như Aspirin, Ibufrophen, Paracetamon…
– Sốt xuất huyết ở trẻ nhỏ vô cùng nguy hiểm, hãy chuẩn bị những kiến thức cơ bản về chứng bệnh này để có thể nhận biết kịp thời nếu trẻ mắc phải.
– Đưa trẻ đến ngay bệnh viên uy tín để được khám, xét nghiệm, chuẩn đoán bệnh.
– Tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ, tái khám đúng hẹn.
– 5 biểu hiện nguy hiểm nhất ở trẻ cần lưu ý: lừ đừ, sốt li bì, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết, tay chân lạnh.
Bạn đã có những giải đáp cho mình khi trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì chưa? Hãy đảm bảo thực đơn hằng ngày của trẻ luôn tuân thủ theo những lời khuyên của bác sĩ, đồng thời lên kế hoạch phối hợp các món ăn được phép dùng một cách hiệu quả, để khuyến khích bé ăn uống đầy đủ, hạn chế khả năng chán ăn ở trẻ.
Nguồn tham khảo: https://hapacol.vn/tin-tuc/thuc-pham-nen-an-khi-bi-sot-xuat-huyet/