Học cách phát triển 5 giác quan ở trẻ của người Nhật
Tác giả: admin
Sự phát triển các giác quan có vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ sau này. Chính vì vậy, các bậc cha mẹ rất quan tâm về cách phát triển 5 giác quan ở trẻ. Đặc biệt người Nhật có cách dạy con rất hay và đáng để học tập, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
1. Các giác quan ở con người
Mỗi người đều có 5 giác quan đó là thị giác, xúc giác, khứu giác, vị giác và thính giác. Những giác quan này là công cụ để trẻ sơ sinh tiếp xúc và hiểu môi trường xung quanh.
Mọi thứ mà trẻ trải nghiệm thông qua các giác quan sẽ cung cấp thông tin và được lưu về não. Khi chúng lớn lên sẽ sử dụng những thông tin này để xây dựng nên bức tranh toàn cảnh về thế giới quanh mình.
Các giác quan ở trẻ bắt đầu hình thành rất sớm trong thai kỳ
2. Đặc điểm của 5 giác quan ở trẻ
Những thụ thể giác quan xuất hiện đầu tiên ở vùng miệng và má, tiếp theo đó sẽ lan rộng ra những phần còn lại của cơ thể.
2.1 Khứu giác
Khứu giác là giác quan phát triển sớm nhất. Ngay từ khi mới sinh ra, bé đã cảm nhận được hơi thở và mùi của mẹ. Tuy vậy, theo thời gian cùng với sự phát triển của các giác quan khác thì độ nhạy của khứu giác cũng giảm dần.
2.2 Xúc giác
Xúc giác ở bàn tay, bàn chân và môi đặc biệt nhạy cảm, chỉ cần chạm nhẹ vào những vùng này thì bé sẽ có phản ứng ngay.
2.3 Thính giác
Các bé sơ sinh tiếp nhận âm thanh bên ngoài môi trường một cách bị động và chưa thể phân biệt được các loại âm thanh khác nhau. Khi lớn dần lên, trẻ sẽ nghe những âm thanh có chọn lựa. Thính giác là tiền đề cho sự phát triển năng lực trí tuệ của bé.
2.4 Vị giác
Vị giác là hình thức cảm nhận mùi vị trực tiếp, các tế bào tiếp nhận mùi vị qua bề mặt lưỡi, dọc theo vòm miệng, trong biểu mô của họng và nắp thanh quản. Bé có thể cảm nhận được vị chua, ngọt, cay, mặn và đắng.
2.5 Thị giác
Thị giác nhận và diễn giải thông tin từ ánh sáng đi vào và đi ra khỏi mắt. Hệ thị giác giúp bé nhìn, thu nhận và xử lý thông tin từ môi trường bên ngoài, hình thành nên trí tuệ của bé.
>> Tìm hiểu thêm: Thiểu năng trí tuệ ở trẻ nhỏ và cách nhận biết
3. Phát triển 5 giác quan ở trẻ theo cách của người Nhật
Sự thông minh và nhạy bén của trẻ em Nhật Bản không phải tự nhiên mà được, đó là cả một quá trình rèn luyện và học tập. Cách thực hiện của người Nhật như sau:
Các giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ học cách giao tiếp
3.1. Khứu giác
Em bé khi mới sinh ra đều đã ngửi được mùi hương và cảm nhận thức ăn. Bạn cho bé ngửi hương thơm của hoa thì bé sẽ phản xạ về hướng có mùi. Tương tự như vậy, bạn cho trẻ ngửi nhiều mùi khác nhau hàng ngày sẽ kích thích khứu giác phát triển tốt hơn.
3.2. Xúc giác
Trẻ sơ sinh đã bắt đầu học và ghi nhớ nhiều điều vào não bộ của mình, bao gồm những thứ nghe thấy, nhìn thấy và tiếp xúc tạo nên tư duy rõ nét trong bộ nhớ.
Bài học đầu tiên trong đời của bé là bú sữa mẹ. Bé sẽ làm những hành động như là tìm ti mẹ, ngậm vào đầu ti và mút sữa. Lúc đầu còn khó khăn, bé hay bị đập mũi hay cằm, nhưng nhờ sự giúp đỡ của mẹ mà dần dần em bé có thể tự điều chỉnh để có thể bú sữa nhanh hơn.
Các mẹ có thể để đầu ti chạm vào những vị trí khác như môi, hàm trên, hàm dưới, má trái, má phải và cằm. Điều này giúp trẻ cảm nhận được không gian, vị trí trên dưới và trái phải.
Ngoài ra, mẹ có thể dùng ngón tay hay khăn xô chạm nhẹ vào hàm của bé. Lúc này trẻ sẽ biết được cảm giác liếm, cắn vào những vật này và không mút giống như ti mẹ. Bé sẽ phân biệt được sự tiếp xúc của cha mẹ và phản xạ thích thú khi được chạm vào bàn chân hoặc bàn tay.
3.3. Thính giác
Thường nhiều bố mẹ sẽ cho con nghe nhạc ngay từ khi còn trong bụng mẹ và điều này chỉ có tác dụng khi thai đã đủ lớn. Khi bé chào đời, bạn cho con nghe những bản nhạc nhẹ nhàng, khoảng 15-30 phút và với mức âm lượng vừa phải.
Lúc này, các mẹ hãy để bé đứng trên đầu gối của mình và cho bé chuyển động nhẹ nhàng theo nhịp. Trẻ sơ sinh có thể cảm nhận được độ cao thấp của nhạc, giai điệu, tiếng nói của bố mẹ và của cả người khác. Nghiên cứu cho thấy trẻ cảm nhận tiếng của cha mẹ tốt hơn tiếng phát ra từ điện thoại hay máy phát nhạc.
Quan trọng nhất vẫn là bố mẹ hay trò chuyện với con như khi thay tã, tắm rửa hay cho bé bú sữa.
>> Đọc thêm: Nguy cơ trẻ bị mất khả năng ngôn ngữ
3.4. Vị giác
Các mẹ dùng khăn xô thấm ít nước nguội, nước lạnh hoặc nước có vị (ngọt, mặn, chua..) cho bé nếm thử từng vị một, điều này giúp phát triển vị giác rất tốt.
Thời gian 6 tháng đầu, bé vẫn cần uống sữa mẹ hoặc sữa thường rồi mới bắt đầu ăn dặm được. Khi bắt đầu cho ăn, các mẹ có thể cho trẻ ăn rau củ ngọt như khoai tây hay cà rốt, vì thường các bé sẽ thích vị ngọt. Đến khi trẻ lớn hơn thì mẹ cho thử ăn các vị khác nhau để kích thích bé ăn uống đa dạng hơn.
3.5. Thị giác
Bước đầu phát triển thị giác, mẹ hãy treo tranh phong cảnh nhiều màu sắc ở nơi bé nằm.
Khi bé được 1 tháng tuổi, bạn cho con nhìn hình kẻ caro đen trắng để tăng sự tập trung và thực hiện trong vòng 3 phút. Trong vòng 1 tuần, khả năng tập trung của trẻ sẽ tăng từ 5 giây lên 60-90 giây. Điều này hỗ trợ cho việc học tập về sau của bé. Các mẹ cũng nên lưu ý khi bé không còn hứng thú nhìn hình kẻ caro nữa thì nên dừng lại một thời gian.
Lúc bé 2 tháng tuổi, bạn hãy dán bảng chữ cái gần nơi ngủ của bé, chữ được in to và rõ ràng. Trẻ làm quen với chữ từ nhỏ đến lớn sẽ thấy thích thú khi nhìn thấy chữ.
Những chia sẻ trên giúp các bậc phụ huynh có định hướng phát triển 5 giác quan ở trẻ tốt hơn. Bố mẹ quan tâm, dạy dỗ đúng cách từ khi còn nhỏ đem đến sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần sau này của bé.