Mách bạn cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà

Tác giả: sites

Dịch sốt xuất huyết hiện tại chưa có dấu hiệu thuyên giảm dù các địa phương đã tích cực thực hiện các giải pháp phòng bệnh. Sau đây là một số cách để giúp bạn điều trị sốt xuất huyết tại nhà nếu không may mắc phải căn bệnh này.

Sốt xuất huyết hiện đang phát triển mạnh

Ngay khi phát hiện sốt với các triệu chứng dưới đây

  • Sốt cao từ 38 – 40 độ C, gồm cả sốt nóng, sốt lạnh
  • Người nóng rực nhưng ngay sau đó rét run, đắp 2, 3 chăn vẫn lạnh
  • Chạm tay vào nước thấy ớn lạnh, sởn da gà
  • Mồ hôi túa ra toàn thân

Người nhà cần giúp người bệnh những bước sau đây để xác định bệnh, mức độ bệnh

Xét nghiệm máu

– Xét nghiệm tại BV hoặc gọi về nhà xét nghiệm.

– Xét nghiệm 1 ngày sau sốt và xét nghiệm lại sau 2 ngày để có phác đồ điều trị đúng hướng.

– Nên xét nghiệm máu theo dõi tiểu cầu từ ngày thứ 4 bị sốt. Mỗi ngày xét nghiệm một lần cho đến ngày thứ 7 của bệnh hoặc thấy tiểu cầu quay đầu đi lên.

– Nếu tiểu cầu xuống dưới 50.000 thì phải vào viện vì lúc này xuất hiện các nguy cơ chảy máu, thậm chí xuất huyết não, chảy máu nội tạng gây nguy hiểm.

Dùng thuốc

– Đo nhiệt độ thường xuyên để kịp thời hạ sốt.

– Hạ sốt bằng paracetamol 6 tiếng/lần, không dùng loại thuốc hạ sốt khác.

– Cố gắng hạ sốt tự nhiên bằng chườm nước ấm nóng lên trán và cơ thể.

– Tuyệt đối không dùng kháng sinh, thuốc aspirin và ibuprofen.

– Tuyệt đối không cạo gió để hạ sốt.

– Khuyến khích uống nhiều nước oresol hoặc nước sôi để nguội, nước trái cây (nước cam, chanh…). Cần pha oresol theo đúng tỷ lệ hướng dẫn trên bao bì.

– Nếu có viêm nhiễm chỗ khác phải có chỉ định của bác sỹ mới dùng thuốc.

– Phụ nữ đúng vào kỳ kinh nguyệt khi thấy ra máu quá nhiều, cần nhập viện để tiêm thuốc cầm máu tránh nguy cơ băng huyết.

– Đau hốc mắt: mắt có thể đỏ như máu do xuất huyết đáy mắt.

– Đau đầu và đau chân tóc: chạm vào tóc là đau, bệnh nhân rất sợ chải đầu.

– Chán ăn: miệng đắng, hàm mỏi, nhai cơm như nhai rơm.

– Có thể đau họng hoặc không: nếu đau họng không được uống kháng sinh.

– Có thể đau bụng đi ngoài.

Nếu gặp các trường hợp xuất huyết , cần phải báo bác sĩ hoặc đưa người bệnh nhập viện ngay lập tức

Hiện tượng xuất huyết niêm mạc:

Hiện tượng xuất huyết nội tạng:

– Đi ngoài phân có đen: dấu hiệu xuất huyết dạ dày.

– Đầu đau dữ dội: dấu hiệu xuất huyết não.

– Đau bụng ngày càng tăng: biến chứng nặng gây xuất huyết nội tạng.

– Đau vùng hạ sườn phải: dấu hiệu suy gan.

– Khó đi hoặc không đi tiểu được: nguy cơ tràn dịch nội tạng đặc biệt là tràn dịch màng phổi.

– Phải đi tiểu tiện được, nếu truyền dịch sẽ đi gấp 3 lần ngày thường.

– Khó thở: dấu hiệu chảy máu phổi.

Cuối cùng, phòng và tránh lây bệnh cũng là điều cần đặc biệt chú ý trong quá trình chăm sóc bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Phun thuốc diệt muỗi, loại bỏ các vũng nước lưu và ngủ mắc màn là những điều cần tuyệt đối phải tuân theo.