Mẹ nên chọn sữa nào tốt cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò?

Tác giả: Hồ Vy

Dị ứng đạm sữa bò là tình trạng dị ứng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu mẹ không chọn đúng sữa cho trẻ dị ứng đạm bò và biết cách chăm sóc phù hợp, trẻ có nguy cơ đối mặt với tình trạng rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu và nguy hiểm hơn là suy dinh dưỡng.  

1. Dị ứng đạm sữa bò là gì?

Một số mẹ thường nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò với các bệnh lý rối loạn tiêu hóa và bệnh ngoài da, vì chúng có nhiều triệu chứng tương đồng. Do đó, trước khi biết cách chăm sóc trẻ, mẹ hãy tìm hiểu thế nào là dị ứng đạm sữa bò và dấu hiệu nhận biết nhé.   

1.1 Nguyên nhân trẻ bị dị ứng đạm bò 

Trẻ bị dị ứng đạm sữa bò xuất phát từ nguyên do cơ thể nhận diện sai đạm sữa bò là chất có hại và kích thích sản xuất miễn dịch IgE liên tục để phòng vệ. Nếu trẻ uống lượng sữa bò càng nhiều thì phản ứng dị ứng càng trầm trọng hơn.     

sữa dị ứng đạm bò cho trẻ

Dị ứng sữa bò là tình trạng hệ miễn dịch của trẻ có phản ứng quá mức với thành phần đạm trong sữa. 

1.2 Dấu hiệu nhận biết 

Khi bị dị ứng đạm sữa bò, trẻ sẽ gặp các dấu hiệu dưới đây chỉ trong 1-2 giờ sau khi uống sữa:

  • Nuốt khó
  • Nôn ói
  • Trào ngược
  • Tiêu chảy kéo dài
  • Bỏ ăn
  • Sốc phản vệ (nguy hiểm).    

Khi thấy con yêu xuất hiện các dấu hiệu bất thường kể trên, mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác cấp độ dị ứng và đưa ra hướng điều trị thích hợp. 

2. Mẹ nên làm gì khi trẻ bị dị ứng đạm sữa bò? 

Mỗi mức độ dị ứng đạm sữa bò sẽ có cách khắc phục khác nhau, nhưng nguyên tắc chung khi chăm sóc trẻ dị ứng đạm bò là tránh sử dụng sữa bò và các sản phẩm làm từ sữa bò như bơ, sữa chua, phô mai… 

2.1 Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn

Trong trường hợp trẻ bú mẹ hoàn toàn bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ để bù nước, bổ sung dưỡng chất và tăng cường sức đề kháng. Lý do là trong sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết với tỷ lệ thích hợp, giúp trẻ hấp thu dễ dàng, ít nôn trớ và hồi phục sức khỏe nhanh chóng. 

sữa dị ứng đạm bò cho bé

Mẹ nên tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ dù trẻ bị dị ứng đạm sữa, vì sữa mẹ giàu dưỡng chất và phù hợp nhất với thể trạng yếu ớt của con lúc này. 

Trẻ dị ứng đạm sữa bò bú mẹ, mẹ nên ăn gì và kiêng gì? 

Mẹ cần tránh tiêu thụ sữa bò và các thực phẩm chế biến từ sữa bò (như phô mai, sữa tách béo, bơ, kem, sữa chua, bánh quy…). Vì đạm sữa bò hoàn toàn có thể đưa vào cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ. 

Tuy nhiên, việc cắt giảm hoàn toàn sữa và chế phẩm từ sữa sẽ gây ra tình trạng thiếu hụt Canxi nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng xương – răng của trẻ sau này. Do vậy, các chuyên gia khuyến nghị mẹ nên bổ sung 1300mg Canxi/ngày từ trái cây (như quýt, cam, mận khô, dâu tằm…), các loại hạt (như hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt điều…), các loại cá (như cá hồi, cá thu, cá mòi…).

2.2 Đối với trẻ dùng sữa công thức

Trong trường hợp trẻ uống sữa công thức bị dị ứng đạm sữa bò, mẹ nên cân nhắc cho con dùng các sản phẩm sữa công thức đạm sữa bò thủy phân hoặc sữa công thức Amino Acid dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Bởi, thành phần đạm sữa trong hai loại sữa này được nghiên cứu và điều chỉnh sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu đạm sữa của trẻ bị dị ứng.

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý, dị ứng đạm sữa bò rất dễ nhầm lẫn với mẫn cảm sữa bò (tình trạng khó tiêu hóa các thành phần của sữa bò, nhưng không phải là cấp cứu y khó mà chỉ gây ra một số triệu chứng khó chịu như táo bón, tiêu chảy, nghẹt mũi…). Nếu trẻ chỉ bị mẫn cảm đạm sữa bò, mẹ có thể sử dụng sữa dê thay thế vì những đặc tính dịu nhẹ với hệ tiêu hóa.

Sữa dê Kabrita – Thương hiệu sữa dê số 1 thế giới 

Kabrita là thương hiệu sữa dê uy tín từ Hà Lan được nhiều mẹ trên khắp thế giới tin chọn bởi những đặc điểm sau: 

– Thừa hưởng đặc tính dịu nhẹ từ sữa dê: Nguồn sữa dê tươi được lấy trực tiếp từ 50 trang trại dê đạt chuẩn châu Âu. Thành phần sữa dê chứa dồi dào đạm quý A2, không chứa đạm A1 và ít đạm as1 – casein hơn sữa bò, giúp tạo ra mảng sữa đông mềm mại để trẻ dễ dàng tiêu hóa và hấp thu. Đồng thời, sữa còn chứa hàm lượng Oligosaccharides và Nucleotides phong phú, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột và cải thiện sự phát triển của hệ tiêu hóa. 

– Sở hữu công thức cải tiến vượt trội: Thương hiệu Kabrita dành nhiều thời gian nghiên cứu và điều chỉnh tỷ lệ đạm Whey:Casein tối ưu, nhằm hạn chế hình thành mảng sữa đông khó tiêu, khiến trẻ chướng bụng, nôn trớ. Thêm vào đó là bổ sung chất xơ GOS cho lợi khuẩn đường ruột tăng sinh mạnh mẽ và Beta-palmitate giúp đường ruột khỏe mạnh. Chưa kể, sữa dê Kabrita còn cung cấp DHA & ARA cũng như 22 loại vitamin – khoáng chất cần thiết, hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển toàn diện của trẻ từ thể chất đến trí não.  

– Hương vị sản phẩm: Sữa dê Kabrita có hương vị thơm ngon, không béo, không ngấy nên bé dễ làm quen và uống khỏe. 

sữa dị ứng đạm bò dành cho bé

Nguồn sữa dê dịu mát, ngọt lành cho con tiêu hóa khỏe, hấp thu nhanh và phát triển toàn diện. 

3. Liều lượng sữa phù hợp cho trẻ dị ứng đạm sữa bò 

Lượng sữa mà trẻ bình thường cần bú còn tùy vào từng giai đoạn phát triển. Cụ thể, từ 0 – 6 tháng tuổi, trẻ cần 35 – 180ml sữa/cữ với 5 – 8 cữ bú/ngày. Đến 12 tháng tuổi, trẻ cần khoảng 240ml sữa/cữ với khoảng 4 cữ bú/ngày (*). Liều lượng này có thể áp dụng tương tự với trẻ dị ứng đạm sữa bò. Tuy nhiên, mẹ nên cho trẻ thời gian làm quen sữa và xem thử sữa có hợp với thể trạng trẻ hay không bằng cách chia nhỏ hàm lượng sữa mỗi cữ và tăng số lượng cữ bú. Nếu không có dấu hiệu bất thường nào, mẹ có thể tăng dần đến liều lượng phù hợp với độ tuổi của con để con bắt kịp đà tăng trưởng. 

(*) Số liệu chỉ mang tính chất tham khảo. 

>> Có thể bạn quan tâm: Lượng sữa cho bé sơ sinh 

Trên đây là giải đáp nên chọn sữa nào cho trẻ bị dị ứng đạm sữa bò. Hy vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho mẹ để chăm sóc trẻ dị ứng đạm sữa đúng cách để từ đó, con khỏe mạnh và lớn khôn, chẳng sợ bệnh vặt.