Cuộc sống bận rộn thường ngày dễ dẫn tới những mệt mỏi, căng thẳng quá mức chịu đựng của bạn, nếu tình trạng này kéo dài rất dễ dàng dẫn tới chứng rối loạn lo âu. Đây là một căn bệnh không chỉ có sự ảnh hưởng lớn tới sức khỏe mà còn có thể gây ra những khó khăn trong cuộc sống cũng như công việc của người bệnh. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn những nguyên nhân cùng các điều trị và ngăn ngừa chứng rối loạn lo âu này.
- Mọi điều cần biết về chứng bệnh trầm cảm ở trẻ em
- Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng thiểu năng trí tuệ ở trẻ
1. Định nghĩa về rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu là một nhóm triệu chứng liên quan đến chuyên khoa tâm thần, khi sự căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống và nó bắt đầu có ảnh hưởng tới cuộc sống hằng ngày của bạn. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều có khả năng mắc phải chứng rối loạn lo âu, tuy nhiên phụ nữ có nguy cơ bị bệnh cao hơn so với nam giới.
2. Nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì rối loạn lo âu có thể là do các chất hóa học trong não như serotonin, GABA (gamma-aminobutyric acid) và norepinephrine. Ngoài ra, thì nguyên nhân của bệnh còn có thể nằm ở các yếu tố khác như di truyền, tuổi thơ, môi trường sống, bệnh tật, stress…
3. Triệu chứng của rối loạn lo âu

Người bệnh thường có các biểu hiện cả về mặt cảm xúc lẫn trên những triệu chứng cảu cơ thể. Cụ thể như sau.
Trong cuộc sống công nghiệp hóa, con người phải đối mặt với nhiều nỗi lo toan, áp lực trong công việc, gia đình, xã hội... Đây chính là những tác nhân khiến tỉ lệ mắc bệnh stress ngày càng gia tăng. Vậy stress là gì? Tại sao lại có nhiều…
Dấu hiệu rối loạn lo âu về mặt cảm xúc
Người bệnh sẽ có sự lo lắng quá mức về những vấn đề mà lẽ ra không đáng lo đồng thời cũng giảm sự chú ý, tập trung trong công việc hằng ngày. Thêm nữa là họ rất dễ bị kích thích, luôn trong tình trạng căng thẳng và dễ bị giật mình. Không chỉ vậy, rối loạn lo âu còn khiến người bệnh có cảm giác những điều nguy hiểm sẽ xảy ra với mình cũng như có một nỗi lo sợ đặc biệt với cái chết.
Dấu hiệu rối loạn lo âu về cơ thể
Không chỉ ảnh hưởng về mặt cảm xúc, rối loạn lo âu còn có ảnh hưởng tới những cơ quan trong cơ thể khiến sức khỏe của người bệnh xảy ra vấn đề. Tuy nhiên, những triệu chứng này lại rất dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh khác nên thông thường trong giai đoạn đầu người ta khó nhận ra đây là căn bệnh rối loạn lo âu. Người bệnh có những biểu hiện như nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, hoa mắt, chóng mặt, căng cớ, mệt mỏi, mất ngủ, khó chịu ở dạ dày và bị căng cơ.
4. Cách điều trị rối loạn lo âu
Những người mắc phải chứng bệnh này nên xây dựng cho mình một chế độ ăn uống lành mạnh cũng như thường xuyên tập luyện thể dục thể thao. Phương pháp này sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng cũng như góp phần khiến người bệnh thư giãn và phần nào xóa đi những căng thẳng, mệt mỏi mà bệnh mang lại. Thêm nữa bạn cũng nên hạn chế sử dụng các chất kích thích như bia rượu hay thuốc lá. Ngoài ra, giấc ngủ cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc điều trị rối loạn lo âu nên bạn hãy dành thời gian để đảm bảo ngủ đủ giấc.
Rối loạn lo âu là một hiện tượng tâm lý phổ biến ở rất nhiều người. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn lo âu xuất phát từ rất nhiều khía cạnh khác nhau. Nếu như không biết cách điều hướng chữa trị thì hậu quả để lại rất đáng lo.…

Nếu tình trạng rối loạn lo âu không được chữa trị mà kéo dài thì rất dễ dẫn tới những biến chứng như bệnh trầm cảm, các vấn đề về tiêu hóa cùng sự mất ngủ triền miên. Do đó, tốt nhất là bạn nên tới bác sĩ vì ngoài các liệu pháp trên thì còn có cách sử dụng thuốc để kiêm soát tình trạng và bác sĩ sẽ có thể đưa ra các điều trị hiệu quả cũng như thích hợp hơn cả cho bạn.
5. Phòng ngừa rối loạn lo âu

Tránh sử dụng các chất gây nghiện và kích thích như ma túy hay thuốc lá, ngay cả cà phê cũng nên có sự điều độ vì chúng có thể tác động lên thần kinh làm bộc phát bệnh cũng như làm trầm trọng thêm vấn đề lo âu của bạn. Song song đó bạn cũng nên cân bằng giữa cuộc sống và công việc để tránh bị stress cụng như giữ một chế độ ăn uống và tập luyện đều đặn để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Rối loạn lo âu dù là do nguyên nhân nào thì cũng có những tác động nhất định đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Do đó, bạn nên tới ngay bác sĩ để được tư vấn cũng như điều trị đúng cách một khi đã nhận ra các dấu hiệu của căn bệnh này.
Theo Khoe.online tổng hợp