Rối loạn thần kinh thực vật và những điều chưa biết

Rối loạn thần kinh thực vật không phải là một bệnh cụ thể mà là những rối loạn ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh tự động. Rối loạn thần kinh thực vật tác động đến chức năng tự động của một số cơ quan trong cơ thể gây bất thường trong hoạt động của nhịp tim, huyết áp, tiêu hóa…Những rối loạn này gây giảm hoạt động hoặc gây bất thường một hay nhiều chức năng tự động của cơ thể.

rối loạn thần kinh thực vật

Nguyên nhân gây ra rối loạn thần kinh thực vật

Các nguyên nhân gây ra rối loạn thực vật có thể là do biến chứng của một số bệnh hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Các tác nhân đó có thể kể đến như sau:

  • Các bệnh tự miễn, hệ thống miễn dịch bị tấn công hoặc thương tổn các bộ phận cơ thể, tổn thương dây thần kinh
  • Một số bệnh ung thu tấn công lên hệ miễn dịch.
  • Bệnh tiểu đường cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên những rối loạn thần kinh thực vật.
  • Phẫu thuật vùng cổ hay quá trình xạ trị cũng có thể gây nên những tổn thương đến dây thần kinh.
  • Những tác dụng phụ của thuốc trong quá trình điều trị ung thư, tim mạch, trầm cảm tác động gây nên các rối loạn thần kinh thực vật.
  • Những bệnh mãn tính như Parkinson, bệnh truyền nhiễm do virus, vi khuẩn, bệnh bạc cầu.
  • Rối loạn do yếu tố di truyền cũng được tính đến.
  • Rối loạn tâm sinh lý.

Biểu hiện triệu chứng bệnh

Tùy vào loại rối loạn mà sẽ có những biểu hiện khác nhau như sau:

  • Biểu hiện ở hệ thần kinh: những rối lạn vận mạch gây nên tình trạng đau đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, giảm sút trí nhớ, rối loạn tuần hoàn não, mất ngủ, lo âu, mất tập trung.
  • Biểu hiện ở tim mạch: choáng váng, chóng mặt khi đứng lên ngồi xuống do huyết áp thay đổi, tim đập nhanh hoặc chậm, hồi hộp, đau thắt ngực, rối loạn huyết áp, cơ thể chậm thích ứng với các hoạt động thể lực, vận động.
  • Hệ tiêu hóa: chức năng tiêu hóa bị rối loạn, cảm giác ăn không ngon miệng, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, ợ hơi, cảm giác nhanh no sau khi ăn…
  • Rối loạn hệ tiết niệu, tiểu khó, tiểu bí, không tự chủ, tiểu không kiệt hết nước tiểu, tình trạng này có thể dẫn tới viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi bàng quang…
  • Tuyến mồ hôi bị rối loạn, tăng giảm quá mức khiến cơ thể mất khả năng điều chỉnh nhiệt độ, thân nhiệt thay đổi thất thường.
  • Rối loạn hệ hô hấp khiến cơ trơn phế quản bị co thắt gây khó thở. Tức ngực, hụt hơi, ngạt mũi.
  • Đau nhức cơ xương khớp khi thời tiết thay đổi.
  • Rối loạn chức năng sinh dục khiến ảnh hưởng đến sự cương cứng, xuất tinh sớm ở nam giới hay khô âm đạo, lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ,
  • Bệnh có thể gây rụng tóc, hư móng, da khô mất nước, xuất hiện co giãn mạch ngoài da
  • Ngoài ra những triệu chứng toàn thân như: rối lạn giấc ngủ, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau cột sống, đau vai gáy,…

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật

Việc điều trị hiệu quả chứng rối loạn thần kinh thực vật cần dựa trên nguyên nhân gây bệnh. Mục đích của việc điều trị là nhằm tạo lập lại sự cân bằng trong hệ thần kinh, sự cân bằng giữa hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

Các thuốc điều trị thường gồm như: thuốc an thần, chống trầm cảm, rối loạn lo âu, mất ngủ, thuốc giảm tiết mồ hôi, thuốc chữa rối loạn tiểu tiện, thuốc trị tim mạch…

Ngoài sử dụng thuốc người bệnh còn cần kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu như xông hơi, bấm huyệt, xoa bóp cũng sẽ giúp cải thiện kết quả điều trị.

Để điều trị và phòng ngừa hiệu quả các rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh cần tập duy trì lối sống, vận động lành mạnh, hạn chế các chất kích thích, rượu bia, sống suy nghĩ lạc quan, tích cực tránh buồn biền, trầm cảm.

Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi không được sự chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những điều cần lưu ý về chứng rối loạn thần kinh thực vật, hy vọng bạn đọc sẽ rút ra cho mình những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mình luôn khỏe mạnh.

Theo Khoe.online tổng hợp

Bình luận