Sơ cứu đúng cách khi bị ong đốt
Tác giả: huong
Có rất nhiều loại ong mang nọc độc trong môi trường tự nhiên như ong vò vẽ, ong bắp cày, ong mật… Khi bị những loại ong này đốt, cần sơ cứu kịp thời để tránh tình trạng nọc độc lan rộng khắp cơ thể, có thể gây ra các tình trạng chóng mặt, sốt cao, hôn mê… thậm chí là tử vong. Cập nhật ngay các cách sơ cứu khi bị ong đốt.
Dấu hiệu nhận biết khi bị ong đốt
Nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu sau, có thể khẳng định nguy cơ cao đã bị một loài ong có độc nào đó đốt. Cụ thể:
– Nhận thấy có dấu hiệu dị ứng, đau nhức tại vết đốt, sưng đỏ, phù cứng nguyên mảng da bị đốt. Triệu chứng giảm sau 1-2 ngày nếu được sơ cứu kịp thời.
– Có dấu hiệu hoa mắt, chóng mặt, huyết áp tăng, mạch nhanh, dẫn đến nguy cơ sốc phản vệ.
– Nôn mửa, thanh hô hấp bị phù nề dẫn đến tình trạng khó thở, rối loạn ý thức, có nguy cơ hôn mê và dẫn đến tử vong.
– Nọc độc tấn công sâu vào cơ thể, dẫn đến tổn thương các tế bào bên trong, hoại tử cơ vân, tiêu cơ, phóng thích myoglobin gây tắc ống thận, suy thận, tổn thương đa cơ quan. Với các dấu hiệu mệt mỏi, ăn uống kém, vàng da, tiểu khó…
Nhận dạng các loại ong thường gặp và biểu hiện nhiễm độc
1. Ong mật
– Thường dùng chân sau cùng đốt, để lại ngòi, hướng đến các vị trí đầu, mặt, cổ.
– Nốt đốt đau, sưng phù, gây khó thở, tổn thương mắt, mẩn ngứa, đỏ da toàn thân, khó thở, sốc phản vệ…
2. Ong vò vẽ, ong bắp cày
– Là loài khá hung dữ, kích cỡ lớn, dễ tấn công, đốt không để lại ngòi và đốt nhiều nốt trên cơ thể người, độc tính mạnh, điều trị muộn dễ dẫn đến tử vong.
– Gây tổn thương da nơi nốt đốt, để lại vết thương, sẹo vùng đốt, dễ dẫn độc vùng cơ, thận, máu, nếu bị đốt nhiều nốt một lúc nguy cơ tử vong cao.
Sơ cứu khi bị ong đốt
Ngay khi nhận thấy có dấu hiệu bị ong đốt, cần sơ cứu nhanh chóng để hạn chế tốc độ lây lan của nọc độc, đảm bảo giảm thiếu tối đa nguy cơ xuất hiện các hiện tương kể trên:
– Đưa người bị đốt ra khỏi khu vực có nhiều ong.
– Nằm yên, tránh cử động để hạn chế tốc độ lan truyền của nọc độc.
– Dùng nhíp hoặc dụng cụ chuyên dụng, gắp phần ngòi độc nếu có ra, không dùng tay nặn bởi điểm độc trên da có thể lan truyền nhanh hơn.
– Dùng nước muối rửa sạch vết đốt hoặc dùng dung dịch sát trùng. Đắp khăn lạnh hoặc chườm đá lên vết đốt để giảm đau, giảm sưng.
– Uống thêm nước để loại thải độc tố.
– Đưa đến cơ sở y tế, bệnh viện kịp thời để được kiểm tra và sử dụng thuốc điều trị phù hợp để ngăn chặn độc tố.
– Nếu bệnh nhân có dấu hiệu ngạt thở, cần thực hiện các biện pháp hà hồi, thổi ngạt, hô hấp nhân tạo để hạn chế nguy cơ tắc nghẽn khí quản, tử vong cao.
– Bôi dung dịch calamin hoặc hồ bột natri nếu cần thiết sẽ giúp trung hòa, thấm hút nọc độc, hạn chế sự lan tỏa của nọc độc.
– Có thể áp dụng theo phương pháp y học cổ truyền, dùng bã trà, lá hẹ, rau sam hoặc lá môn chà xát lên vết đốt. Trường hợp ong vàng có thể dùng giấm chua thoa lên để ngăn chặn sự phân tán nọc độc, tẩy độc. Tuy vậy giải pháp chỉ mang tính tương đối, không có khả năng điều trị triệt để với trường hợp bị ong đốt nhiều.
Bị ong đốt nên và không nên ăn gì?
Sau khi được sơ cứu kịp thời và sử dụng thuốc điều trị để hạn chế nguy cơ biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân cũng cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo khả năng hồi phục hiệu quả.
Chọn thực phẩm lành tính, không gây ra các phản ứng nếu kết hợp với nhau. Không có chế độ kiêng cữ cụ thể, tuy vậy nên chọn thực phẩm giàu dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả hồi phục.
Một số cách sơ cứu bị ong đốt mà ta cần nắm rõ khi nhận thấy bản thân hoặc người xung quanh gặp phải. Không nên tự ý sử dụng thuốc điều trị mà tìm khám bác sĩ để được hỗ trợ giải pháp điều trị phù hợp.
Theo khoe.online tổng hợp