Bệnh zona ở trẻ em và những giải pháp chữa trị hiệu quả
Tác giả: sites
Bệnh zona (Zona thần kinh) hay còn gọi giời leo là một căn bệnh gây ra bởi cùng một loại virus gây bệnh thủy đậu ở trẻ em. Do đó, bệnh thường làm phát sinh các biểu hiện về da liễu như nổi mụn nước, ngứa da… và khả năng lây nhiễm cao nếu tiếp xúc trực tiếp lên da của người bệnh.
Bệnh thường gây ra nhiều khó chịu cho trẻ nhỏ và nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo cao nếu không được chăm sóc đúng cách. Cập nhật ngay các giải pháp ngăn ngừa và điều trị bệnh zona ở trẻ em, để bảo vệ sức khỏe của trẻ kịp thời.
1. Bệnh zona là gì?
Bệnh zona là một chứng bệnh ngoài da do virus Herpes zoster (Thuộc nhóm virus Varicella Zoster hay VZV) gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ và người từng mắc bệnh thủy đậu. Căn bệnh này thường có độ lây nhiễm rất cao, xuất hiện nhiều trong thời tiết ẩm ướt, nhiều mưa và gây ra nhiều khó chịu, đau đớn cho trẻ do các ảnh hưởng da liễu trong quá trình phát bệnh. Nếu không có cách điều trị hay chuẩn đoán chính xác, bệnh có thể gây ra các tác hại nguy hiểm như nhiễm trùng, để lại sẹo lớn trên da của trẻ về sau.
2. Nguyên nhân của bệnh zona ở trẻ em
Virus herpes zoster gây bệnh zona có thể dễ dàng đi vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Đây là một loại virus thuộc nhóm virus Varicella gây ra căn bệnh thủy đậu rất nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Đặc biệt trẻ từng bị thủy đậu trước đó vẫn có nguy cơ bị zona thần kinh về sau nếu cơ thể vẫn còn tồn tại loại virus này dù đã sinh ra kháng thể.
Loại virus này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ sinh ra các hiện tượng khá giống bệnh thủy đậu, nhưng không lây lan ra toàn thân mà chỉ ở những vị trí cụ thể ở trên lưng, tay hoặc chân.
Nguyên nhân gây tác động khiến loại virus này tái hoạt động trong cơ thể vẫn chưa được xác định. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cho rằng, mỗi khi hệ thống miến dịch của cơ thể rơi vào trạng thái suy yếu, các loại virus còn ở trong cơ thể có khả năng tái hoạt động, tạo điều kiện cho virus herpes zoster tấn công.
3. Triệu chứng của bệnh zona ở trẻ em
Biểu hiện chung của bệnh zona ở trẻ nhỏ là các vấn đề về da liễu và thể trạng cơ thể. Cụ thể:
– Trẻ có các dấu hiệu mệt mỏi, họng đau dẫn đến biếng ăn.
– Sốt cao từ 38 đến 40 độ.
– Da có dấu hiệu ửng đỏ, dần xuất hiện các nốt mụn nước li ti thành từng mảng trên da ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, thường tập trung tại các vùng lưng, chân, tay… Đặc biệt nguy hiểm nếu xuất hiện ở các vị trí như môi, niêm mạc, cằm, trán, má… bởi nguy cơ gây sẹo cao.
– Các nốt mụn nước tác động sây vào tế bào thần kinh khiến trẻ cảm thấy đau nhức, rát, ngứa nhiều và la khóc thường xuyên.
– Một số trường hợp có thể dẫn đến nhiễm trùng máu nếu các vết thương không được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ.
– Nếu các vết zona xuất hiện ở mũi và trán thì cần cẩn thận, bởi có nguy cơ ảnh hưởng cao đến thị lực của trẻ về sau.
4. Biến chứng bệnh zona ở trẻ em
Biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh zona thần kinh là nguy cơ nhiễm trùng cao tại các nốt mụn nước. Trong quá trình điều trị nếu không giữ vết thương được sạch sẽ, các loại vi khuẩn nguy hiểm sẽ xâm nhập vào gây viêm mô tế bào, gây nhiễm trùng da khiến các mảng mụn nước sưng căng, đỏ và rát hơn.
Bên cạnh đó, những vết thương bệnh zona gây ra tại các vùng trên khuôn mặt, gần mắt có thể gây tác động đến thị lực của trẻ, cũng như nguy cơ gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình về sau.
5. Phương pháp điều trị bệnh zona ở trẻ em
Cha mẹ cần hết sức lưu ý và áp dụng các giải pháp chăm sóc da và điều trị bệnh cho trẻ triệt để, giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa bệnh xuất hiện về sau:
– Đảm bảo thường xuyên vệ sinh sạch sẽ vết thương bị loét từ các nốt mụn mủ để ngăn ngừa khả năng nhiễm trùng. Dùng băng sạch ngâm nước lạnh, đặt vào vùng da đang bị tổn thương khoảng 20 phút, miếng gạc lạnh sẽ giảm thiểu cơn nhức, rát cho trẻ và giúp vết thương nhanh khô. Thực hiện 7-8 lần/ngày, không chà xát mạnh mà chỉ áp miếng gạc lên, tránh làm vỡ mụn nước.
– Các loại thuốc kháng sinh, kháng virus có thể được sử dụng theo sự cho phép của bác sĩ để làm giảm sự tấn công của virus herpes zoster, giảm thiểu các triệu chứng về da cho trẻ và giảm các cơn đau thần kinh. Tuyệt đối không được tự kê đơn thuốc cho trẻ mà chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Giai đoạn da chuyển sang hồi phục, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và kết hợp sử dụng các loại thuốc bôi ngừa sẹo, giảm ngứa để ngăn ngừa tình trạng sẹo lồi, sẹo lõm.
– Trong quá trình điều trị cho trẻ sử dụng đồ cá nhân, khăn mặt, chăn mềm riêng, chọn loại có chất liệu mềm mịn để tránh gây tiếp xúc da.
– Quần áo nên chọn loại có chất liệu mỏng nhẹ, thông thoáng để trẻ cảm thấy dễ chịu.
– Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, kiêng cho trẻ ăn các loại thực phẩm gây kích ứng da như hải sản, thịt bò, rau muống, thịt gà, sữa, trứng… để da được hồi phục hiệu quả.
– Không nên tự ý đắp các loại thuốc lá, thuốc nam điều trị tại nhà hoặc sử dụng các phương pháp truyền miệng như đắp đỗ xanh, gạo nếp… lên vết thương trên da của trẻ.
Bệnh chàm là vấn đề về da thường gặp nhất ở những trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ không biết cách chăm sóc sẽ khiến bệnh ngày càng nặng hơn. Mời cả nhà cùng Khoe.online tìm hiểu về dấu hiệu nhận biết…
6. Cách phòng ngừa bệnh zona ở trẻ em
Hiện vẫn chưa có loại vắc-xin đặc trị để phòng ngừa bệnh zona cho trẻ nhỏ. Tuy vậy cha mẹ có thể cho trẻ đi tiêm ngừa thủy đậu, để có thể giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm virus gây bệnh zona.
Giữ cho trẻ tránh xa những đối tượng đang bị bệnh zona thần kinh, không cho trẻ tiếp xúc da trực tiếp với người bệnh là cách tốt nhất để không bị lây nhiễm.
Bệnh zona ở trẻ em có thể để lại những di chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe và ngoại hình của trẻ về sau. Nên chủ động phòng bệnh và đưa trẻ đến ngay bác sĩ chuyên khoa khi có dấu hiệu bệnh để được chuẩn đoán cũng như điều trị chính xác và hiệu quả nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp