Đau thần kinh toạ có nên đi bộ không?
Tác giả: huong
Đau thần kinh toạ khiến người bệnh phải thay đổi nhiều thói quen hằng ngày để hạn chế những cơn đau nhức, khó chịu. Vậy đau thần kinh toạ có nên đi bộ hoặc duy trì những tập luyện những môn thể thao khác để rèn luyện sức khoẻ không?
Sơ lược về bệnh đau thần kinh toạ
Đau thần kinh toạ là tình trạng đau lưng bị gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh toạ (thần kinh hông). Nguyên nhân là do phần đốt sống nơi dây thần kinh đi qua bị thu hẹp, bị đè nén, gây ra những cơn đau nhức. Phần lớn những người bị đau thần kinh toạ thường do các bệnh lý đĩa đệm gây ra.
Dây thần kinh toạ là một trong những dây thần kinh lớn và dài nhất cơ thể, chạy từ phần dưới của thắt lưng đến các ngón chân. Dây thần kinh toạ tham gia vào sự chi phối và điều khiển các hoạt động của lưng và các chi dưới. Do vậy khi dây thần kinh toạ bị chèn ép, cơn đau sẽ lan toả xuống phần hông, bắp đùi và các ngón chân.
Đau thần kinh toạ có nên đi bộ không?
Đau thần kinh toạ gây ra những cơn đau nhức, khó chịu, nhất là khi người bệnh vận động. Do đó những hoạt động sinh hoạt hằng ngày như đi đứng, di chuyển, bưng bê đồ vật, tập thể dục trở nên khó khăn.
Vì vậy, người bệnh thường có xu hướng nghỉ ngơi, hạn chế vận động, kể cả đi bộ để tránh những cơn đau nhức. Thế nhưng, việc hạn chế vận động hoàn toàn sai lệch. Bởi, nếu người bệnh ít vận động trong thời gian dài sẽ khiến xương khớp kém linh hoạt, teo cơ, các chi yếu đi, tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn…
Do vậy bác sĩ luôn khuyên người bệnh dành ra 20 – 30 phút mỗi ngày để vận động nhẹ nhàng như đi bộ…Tuy nhiên, để giảm thiểu tối đa những cơn đau mỏi, tê nhức, khi độ bộ người bệnh cần tuân thủ những quy chuẩn nhất định:
Về thời gian:
Đối với bệnh nhân đau thần kinh toạ, thời gian lý tưởng để đi bộ là từ 20 – 30 phút mỗi ngày. Thời gian này có thể tự điều chỉnh để phù hợp với từng người. Người bệnh có thể đi bộ mỗi ngày ở bất cứ khung thời gian nào trong ngày. Tuy nhiên nên hạn chế đi bộ vào những lúc trời nắng gắt, trời lạnh hoặc đang mưa. Thời gian tốt nhất để đi bộ là tầm sáng sớm và chiều tối.
Về không gian:
Người bệnh có thể tập bằng máy tại nhà hoặc đi bộ ở những không gian vắng vẻ, yên tĩnh để giúp tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng. Tránh đi bộ ở những nơi đông xe, nhiều khói bụi. Vì bụi bặm và tiếng ồn có thể khiến bệnh nhân căng thẳng và mệt mỏi hơn.
Về cường độ:
Người bệnh chỉ nên đi bộ trong khoảng 1,5 km mỗi ngày, đi nhẹ nhàng, thong thả, mắt nhìn thẳng, hai tay buông lỏng, vung vẩy tự nhiên. Tránh gồng người khi đi, đi nhanh, đi gấp hoặc chạy bộ. Khi cơ thể đã quen dần với cường độ tập hiện tại và không còn cảm thấy đau nhức, người bệnh có thể tăng dần quãng đường đi bộ.
Nghỉ ngơi:
Nên dành ra ít phút nghỉ ngơi nếu người bệnh cảm thấy mệt và hơi nhức mỏi. Hoặc người bệnh có thể rút ngắn thời gian cũng như cường độ tập luyện, rồi tăng dần khi cơ thể đã quen với việc đi bộ mỗi ngày. Tuy nhiên, không vì thế mà nghỉ tập giữa chừng.
Những lưu ý khác:
- Khởi động nhẹ nhàng trước khi đi bộ.
- Không mang vác balo, túi xách vì có thể tăng sức nặng chèn ép lên cột sống và vùng dây thần kinh toạ.
- Không cầm theo bất kỳ vật dụng nào khác như chai nước, ô, mũ…khi đi bộ để hai tay luôn được thả lỏng, vung vẩy tự nhiên.
- Tập trung đi bộ, không nghĩ ngợi nhiều, hạn chế nói chuyện vì có thể làm mất sức rất nhanh.
- Tránh vừa đi vừa bẻ người để đỡ nhức mỏi, vì chính những động tác vặn bẻ người sẽ làm xương khớp đau nhức nhiều hơn.
- Lựa chọn giày tập êm ái, thoải mái, không quá bó sát.
Lợi ích của việc đi bộ
Người bệnh nên cố gắng dành thời gian đi bộ mỗi ngày để hỗ trợ và đẩy nhanh tiến trình điều trị, bởi đi bộ mỗi ngày sẽ giúp:
- Xương khớp linh hoạt, cơ bắp dẻo dai.
- Tăng mật độ xương, hỗ trợ quá trình phục hồi và tái tạo xương khớp.
- Máu và oxy tuần hoàn tốt hơn, giúp cơn đau được cải thiện đáng kể bởi máu sẽ hỗ trợ đưa các chất thải gây chèn ép lên các dây thần kinh ra khỏi cơ thể.
- Khi đi bộ, các cột sống được kéo giãn, các dây thần kinh cũng giảm áp lực do không còn bị chèn ép, đè nén.
- Thư giãn, giảm căng thẳng hiệu quả.
- Phòng tránh bệnh tim mạch, trầm cảm và ung thư.
Các môn thể dục, thể thao khác
Để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh nên duy trì tập luyện thể dục, thể thao mỗi ngày. Ngoài đi bộ, các bộ môn khác như bơi lội, tập yoga, dưỡng sinh… cũng rất phù hợp với người bị đau thần kinh toạ.Tuy nhiên, người bệnh cũng nên lưu ý những vấn đề về thời gian, không gian, cường độ luyện tập…bằng cách tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện.
Để tránh là trầm trọng tình trạng bệnh, bệnh nhân không nên tham gia các bộ môn cần dùng nhiều sức lực và phải vận động mạnh vùng cột sống như bóng rổ, bóng chuyền, bóng đá, đẩy tạ, erobic…
Bài viết trên là lời giải đáp cho những thắc mắc “đau thần kinh toạ có nên đi bộ không?” mà người bệnh có thể tham khảo. Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh cần xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học kết hợp tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày, ăn uống đầy đủ chất.