Trẻ biếng ăn phải làm sao? 5 mẹo hữu ích các mẹ đừng bỏ qua
Tác giả: Bui Ngan
Để giải đáp được câu hỏi trẻ biếng ăn phải làm sao, các mẹ nên tìm hiểu biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của việc biếng ăn đối với sức khỏe của trẻ. Từ đó, các mẹ có hiểu biết tổng quát về tình trạng của trẻ, sau đó tìm giải pháp nhằm giúp con vượt qua giai đoạn biếng ăn của mình một cách nhẹ nhàng, yêu thương.
1. Một số biểu hiện và hậu quả của việc biếng ăn ở trẻ
Biếng ăn có thể xảy ra với tất cả độ tuổi, từ trẻ sơ sinh, trẻ đến tuổi ăn dặm đến trẻ ở độ tuổi đi học mầm non hoặc vào lớp 1.
Các trẻ có biểu hiện cụ thể khi trẻ biếng ăn:
– Trẻ sơ sinh: không bú mẹ, không bú sữa công thức.
– Trẻ đang giai đoạn ăn dặm:Trẻ đến tuổi ăn dặm nhưng không chịu ăn bất kỳ thực phẩm nào, chỉ uống sữa, hoặc ăn lượng rất ít trong thời gian dài.
– Trẻ đã đến tuổi đi học mầm non, trẻ lớp 1 mà phải đút ăn, ăn chậm so với các bạn…
Trẻ biếng ăn có nhiều mức độ, nhẹ là việc trẻ ăn ít hơn so với lượng cần ăn với thời gian trên 45 phút mỗi bữa ăn hoặc nặng hơn là từ chối ăn, khóc lóc khi thấy thức ăn, nôn ói khi bị đút ăn.
Hậu quả của việc biếng ăn ở trẻ:
Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ kém hấp thu, suy dinh dưỡng hay tệ hơn là suy giảm hệ miễn dịch, thường nhiễm bệnh nhanh hơn các bạn cùng trang lứa. Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến tâm lý căng thẳng của trẻ lẫn gia đình. Khi bị ba mẹ la mắng mỗi bữa ăn; bị người thân, bạn bè trêu ghẹo, sẽ làm cho trẻ tự ti, nhút nhát; gia đình cũng nảy sinh tâm lý áp lực, căng thẳng khi cho trẻ ăn hoặc nhìn trẻ gầy gò, dễ bệnh ốm.
Trẻ biếng ăn phải làm sao là câu hỏi thường trực của các bà mẹ
2. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn và giải pháp trẻ biếng ăn phải làm sao?
Không ai hiểu con bằng cha mẹ, nên hãy quan sát để tìm bằng được nguyên nhân biếng ăn của trẻ. Có rất nhiều nhóm nguyên nhân gây nên sự biếng ăn cho trẻ, khi hiểu được nguyên nhân, ba mẹ cũng nên tìm hiểu những cách làm phù hợp để cùng con vượt qua quá trình biếng ăn.
2.1 Thực đơn lặp lại, không phong phú
Do điều kiện kinh tế hoặc thời gian bận rộn, ba mẹ có thể quá bận để chuẩn bị cho con một thực đơn đa dạng, màu sắc bắt mắt, hình dạng thú vị. Hoặc chợ gần nhà chỉ bán ít loại thực phẩm quá, những món ăn lặp lại, quen thuộc của ba mẹ làm vị giác của trẻ nhàm chán. Việc ăn uống không đầy đủ sẽ làm cơ thể trẻ thiếu hụt các khoáng chất, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ ăn không ngon miệng, thiếu cảm giác thèm ăn nên không muốn ăn, không thấy đói.
Giải pháp: Nếu có thể, hãy cho trẻ đi chợ và cùng chọn thực đơn cho bữa ăn của mình, cho trẻ phụ nhặt rau cùng ba mẹ. Hãy nấu món ăn, làm món thức uống mà trẻ đề nghị bạn. Hãy cho trẻ một thực đơn đa dạng, nấu nướng và bày biện cho trẻ hình thù ngộ nghĩnh để kích thích mắt trẻ. Hơn nữa, một thực đơn phong phú giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể, kích thích vị giác của trẻ phát triển mạnh mẽ và đầy đủ hơn. Có dịp, hãy cùng trẻ chơi một vài trò chơi nào đó trong lúc nấu nướng, ăn cơm cùng gia đình.
Cho trẻ tham gia vào việc lên thực đơn món ăn, lựa chọn món ăn cho bữa ăn
2.2 Khẩu vị nấu nướng không phù hợp
Khẩu vị nêm nếm món ăn của ba mẹ chưa chắc đã phù hợp với trẻ. Món ngon, món bổ dưỡng nhưng vị không hợp thì cũng thật khó để trẻ ăn ngon lành. Hoặc trẻ đang không khỏe, có dấu hiệu bệnh ốm thì cơ thể mệt mỏi thì không muốn ăn.
Giải pháp: Đừng la ép, đánh mắng, bắt buộc trẻ ăn. Ba mẹ hãy giúp trẻ kiểm tra các thể trạng như mọc răng, cảm cúm, đau bụng…. Quan tâm tới cách ăn uống của trẻ mỗi bữa ăn để nhận định khẩu vị phù hợp cho trẻ, để biết món yêu thích, khoái khẩu của trẻ.
2.3 Trẻ ham chơi, hiếu động
Với khả năng học hỏi bất tận của mình, trẻ có thể mê chơi mà quên đói, quên bữa ăn cần thiết. Trẻ chơi mọi lúc, kể cả lúc ăn, cho nên rất dễ xao nhãng vào những thứ xung quanh tác động vào.
Giải pháp: Hãy cho trẻ ăn trong không gian của phòng ăn, ăn cùng cả nhà để trẻ thấy mình cũng giống người lớn. Hãy quan tâm đến không khí bữa ăn. Đừng cho trẻ xem ti vi, phim ảnh khi ăn. Hãy cho trẻ tự ăn giống như mọi người trong gia đình. Động viên, vỗ về trẻ giúp trẻ tự tin hơn trong việc cầm thức ăn bằng tay, đũa, muỗng, chén bát.
Cho trẻ ăn cùng thời gian, chung thực đơn với bữa cơm gia đình
2.4 Lịch ăn các bữa phụ quá dày đặc
Hệ tiêu hóa non nớt của trẻ chưa kịp thời xử lý các thức ăn cử ăn trước, đã bị ba mẹ nạp thêm thức ăn cữ sau. Dần dần với tình trạng này, hệ tiêu hóa của sẽ bị quá tải và “biểu tình”.
Giải pháp: Hãy để trẻ thực sự đói mới bắt đầu bữa ăn, bố trí các cữ ăn phụ, ăn vặt sao cho phù hợp để giúp bé nhận biết cảm giác đói, hãy, giảm lượng thức ăn trong thời gian đầu trị biếng ăn và tăng dần lên từ từ về sau.
2.5 Thay đổi môi trường
Việc di chuyển, thay đổi chỗ ở, trường học hay du lịch thường xuyên cũng làm cho các trẻ nảy sinh tình trạng kén ăn. Vì cũng như người lớn, các trẻ cảm thấy an toàn trong một không gian quen thuộc và cần thời gian để làm quen và thích nghi với không gian sống.
Giải pháp: Hãy trò chuyện với trẻ về việc đó, nói cho trẻ về những chuyến đi xa sẽ diễn ra, kể cho trẻ về nơi ở mới, trẻ sẽ hiểu và bớt bỡ ngỡ khi thay đổi.
Trẻ biếng ăn là vấn đề nan giải của các bậc phụ huynh. Theo bác sĩ Lê Thị Hải (Viện dinh dưỡng Quốc gia) thì có đến trên 50% bé 1-6 tuổi trên thế giới bị biếng ăn. Trong đó, tỷ lệ này tại Việt Nam là khoảng 20-40%. Nguyên…
Nhìn chung đối với trẻ, một phần ăn có món ăn hợp khẩu vị, sạch sẽ, trình bày bắt mắt sẽ kích thích sự tò mò và khám phá của trẻ. Ba mẹ hãy quan sát trẻ để hiểu được nguyên nhân biếng ăn của trẻ và có giải pháp phù hợp, hy vọng rằng ba mẹ sẽ sớm thành công trong việc trả lời câu hỏi trẻ biếng ăn phải làm sao.