Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh Kawasaki ở trẻ

Tác giả: sites

Bệnh Kawasaki ở trẻ em hay còn gọi là hội chứng hạch bạch huyết dưới da của trẻ. Đối tượng trẻ em dưới 5 tuổi rất dễ mắc gặp tình trạng bệnh Kawasaki, nếu chúng ta không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ để lại rất nhiều biến chứng thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh Kawasaki ở trẻ? Các triệu chứng và biến chứng liên quan của bệnh Kawasaki ở trẻ? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

bệnh kawasaki
Bệnh Kawasaki ở trẻ có những ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh Kawasaki ở trẻ

Hiện tại, khoa học chưa công bố đâu là nguyên nhân chính thức gây nên bệnh Kawasaki ở trẻ, nhưng các nhà khoa học đã cho biết rằng các yếu tố nguy cơ sau đây dễ làm trẻ mắc bệnh Kawasaki:

– Tuổi: Độ tuổi trẻ em dễ bắt gặp tình trạng bệnh Kawasaki là từ 2 tuổi đến 5 tuổi.

– Giới tính: Bé trai sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bé gái.

– Dân tộc: Hầu hết những người đang sống tại châu Á hay có gốc là châu Á sẽ có tỉ lệ mắc bệnh Kawasaki cao nhất.

Trẻ bị bệnh Kawasaki có triệu chứng gì?

Trẻ sốt cao, sốt liên tục và chúng ta rất khó hạ sốt cho trẻ.

– Môi trẻ khô, nứt nẻ, đỏ, chảy màu và chảy dịch.

– Phần kết mạc mắt của trẻ sưng huyết, đỏ và khô.

– Lưỡi của trẻ có màu đỏ.

– Niêm mạc vùng hầu họng của trẻ cũng gặp tình trạng đỏ rực.

– Hồng ban trên da trẻ.

– Phần hạch cổ trẻ bị sưng lên.

– Lòng bàn tay và bàn chân của trẻ cũng sưng tấy đỏ.

– Lớp da ở đầu ngón tay và ngón chân có dấu hiệu bị bong.

Tìm hiểu về hội chứng Prader Willi ở trẻ nhỏ

Hội chứng Prader Willi là một dạng hội chứng rối loạn ăn uống ở trẻ nhỏ, với những biểu hiện thèm ăn không ngừng và có nguy cơ gây béo phì ở trẻ nhỏ. Không chỉ về tâm lý thèm ăn thông thường, trẻ mắc hội chứng Prader Will còn…

Biến chứng khi trẻ mắc bệnh Kawasaki

Bệnh Kawasaki chính là nguyên nhân trực tiếp gây bệnh tim ở trẻ. Cứ trong 5 người mắc bệnh Kawasaki thì có 1 trẻ có nguy cơ phát triển thành bệnh tim.

Một số biến chứng tim bao gồm:

– Tình trạng viêm cơ tim.

– Liên quan đến vấn đề van tim (trường hợp van hai lá hở).

– Loạn nhịp tim.

– Viêm mạch máu, các động mạch vành thường cung cấp máu cho tim.

Các biến chứng của bệnh Kawasaki đều có khả năng gây sự cố suy tim. Tình trạng viêm động mạch vành có nguy cơ dẫn đến suy yếu cũng như gây phồng lên ở thành động mạch. Phình mạch sẽ rất dễ làm tăng nguy cơ tạo điều kiện để hình thành những cục máu đông cũng như ngăn chặn những động mạch, chính vì thế, có thể sẽ dẫn đến cơn đau tim thậm chí gây chảy máu nội bộ và làm trẻ tử vong.

Ngoài ra, tỉ lệ phần trăm nhỏ của tất cả các trẻ em phát triển những vấn đề liên quan đến động mạch vành thì bệnh Kawasaki có thể sẽ gây tử vong ngay cả khi điều trị.

Điều trị bệnh Kawasaki như thế nào?

Bệnh Kawasaki được áp dụng điều trị bằng 2 loại thuốc chính:

– Uống thuốc Aspirin có tác dụng làm giảm đau, giúp trẻ hạ sốt, nâng cao khả năng chống viêm đồng thời phòng ngừa tắc động mạch vành.

– Ngoài ra, trẻ có thể được truyền tĩnh mạch Gamma globulin nhằm phòng ngừa biến chứng gây giãn phình mạch vành.

Đặc biệt, trẻ không nên tiêm chủng ngừa một số bệnh như sởi, rubella, quai bị, thủy đậu… trong khoảng thời gian là 3 tháng sau khi trẻ được truyền Gamma globulin. Ngoài ra, trẻ cũng phải áp dụng đúng chế độ điều trị và đi tái khám để bác sĩ dễ dàng theo dõi sau khi trẻ xuất viện nhằm phòng ngừa mọi biến chứng về tim mạch rất nguy hiểm cho trẻ.

Bệnh Kawasaki có nguy hiểm?

Bệnh Kawasaki là loại bệnh nguy hiểm nên nếu trẻ không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ gây các biến chứng lên tim mạch hay làm cho tim to, đồng thời làm nhịp tim nhanh và gây suy tim. Đặc biệt, nguy hiểm nhất đó là bệnh Kawasaki tạo nên biến chứng có khả năng làm viêm tắc và giãn mạch vành, như thế sẽ rất dễ dẫn đến nhồi máu cơ tim và gây đột tử cho trẻ ngay lập tức. Bên cạnh đó, trẻ có thể sẽ bị sưng khớp, trẻ bị viêm màng não, trẻ gặp tình trạng viêm phổi cũng như viêm ruột.

Khi bệnh Kawasaki có dấu hiệu tiến triển thuận lợi, thì khoảng 48 giờ sau khi điều trị hoàn tất, bệnh Kawasaki sẽ khỏi dần, lúc này trẻ sẽ hết sốt, và chúng ta có thể đưa trẻ về nhà. Mặt khác, nếu trẻ đã mắc phải bệnh Kawasaki, chúng ta cần phải cho trẻ được tái khám suốt đời. Nếu những trường hợp bệnh không gây ra các biến chứng đi kèm, sau khi trẻ xuất viện, trẻ sẽ về uống thuốc Aspirin trong vòng 6 tuần thì có thể ngưng. Còn đối với những trường hợp bệnh có gây biến chứng xấu, thì trẻ phải được chụp mạch vành nhằm theo dõi tình hình bệnh dưới sự chỉ định từ phía bác sĩ.

Nếu các bậc phụ huynh thấy con mình có các triệu chứng vừa trình bày ở trên, chúng ta cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện sớm nhất. Nguyên nhân là nếu trẻ được điều trị trong vòng 10 ngày kể từ thời điểm trẻ mắc bệnh thì mới có thể giúp trẻ ngừa được mọi biến chứng có thể gây ra ở tim của trẻ. Mặt khác, khi chúng ta để kéo dài hơn khoảng thời gian nói trên sẽ làm hiệu quả ngăn ngừa các biến chứng có xu hướng giảm xuống.

Kawasaki có thể ngăn ngừa và phòng tránh được không?

Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ phương thức nào có khả năng ngăn ngừa được quá trình xâm nhập của bệnh Kawasaki ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản vẫn đang nỗ lực trong quá trình tìm ra nguyên nhân cũng như cách phòng tránh nhiễm bệnh Kawasaki cho trẻ một cách hiệu quả nhất.

Chính vì vậy, những gia đình có trẻ dưới 5 tuổi, khi chúng ta phát hiện các biểu hiện lâm sàng vừa được trình bày ở trên, chúng ta cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán chình xác và điều trị kịp thời và tránh những điều xấu ảnh hưởng cho con em mình. Chúc các bạn chăm con tốt nhất nhé!

Theo Khoe.online tổng hợp