Bé sốt cao chân tay lạnh mẹ phải làm sao
Tác giả: sites
Tình trạng sốt có thể dẫn tới việc cơ thể của trẻ nóng rang, tuy nhiên trong một số trường hợp thì khi sốt tay chân bé lại lạnh. Tình trạng này khiến nhiều bà mẹ lo lắng và đôi khi trong lúc bối rối có thể khiến cho bệnh của trẻ càng thêm trầm trọng. Thêm nữa nếu hiện tượng này kéo dài mà không được điều trị kịp lúc thì có thể để lại những di chứng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vì thế mà bài viết sau sẽ chia sẻ tới bạn một số điều mà mẹ cần lưu ý khi bé sốt chân tay lạnh.
1. Thế nào là sốt chân tay lạnh ?
Khi trẻ bị những tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể nhằm chống lại những tác nhân này. Qúa trình trên sẽ khiến nhiệt độ trong cơ thể tăng cao dẫn tới hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển cho nhiệt thoát ra ngoài qua da, từ đó trẻ có hiện tượng sốt. Do đó, mà trẻ thường có bị sốt, đầu thì nóng nhưng tay chân lại lạnh.
2. Nguyên nhân của sốt chân tay lạnh
Theo các bác sĩ thì việc sốt chân tay lạnh ở trẻ là do rối loạn vận mạch, nếu trẻ mới bị sốt dưới 38 độ C thì chưa sao nhưng nếu trên 39 độ C thì cần phải có phương pháp điều trị khẩn cấp. Tình trạng sốt tay chân lạnh kéo dài có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm cho trẻ như co giật, mất nước, rối loạn hô hấp, nặng hơn thì có thể để lại di chứng não và thậm chí có thể dẫn tới tử vong.
3. Triệu chứng của sốt chân tay lạnh
Khi sốt cơ thể trẻ thường có những biểu hiện bất ổn về thân nhiệt, khi nóng, khi lạnh toàn thân hoặc có khi nóng ở trên nhưng chân, tay sờ vào lại cảm thấy lạnh. Đây có thể là triệu chứng cơ bản của sốt (nếu nhiệt độ chỉ từ 37,5 – 38,5 độ), hoặc có thể tiềm ẩn nhiều bất ổn về mặt sức khỏe cần hết sức lưu ý.
Những dấu hiệu cho thấy trẻ bị sốt chân tay lạnh đang ở tình trạng nguy hiểm:
- Môi và má hồng hơn bình thường.
- Bé quấy khóc liên tục, mặt tím tái, ra mồ hôi trộm nhiều.
- Chân tay lạnh liên tục trong nhiều giờ.
- Sốt cao liên tục đến ngưỡng 39 độ mà không có dấu hiệu giảm sốt dù đã áp dụng nhiều biện pháp.
- Trẻ dần ngưng quấy khóc, lừ đừ và ngủ nhiều, cơ thể mềm.
Ngay khi nhận thấy có những dấu hiệu bất ổn trên, ngay lập tức đưa trẻ đến tìm khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời, tránh để tình trạng chuyển biến xấu có nguy cơ gây biến chứng và ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
4. Cách chăm sóc trẻ bị sốt chân tay lạnh
Những trường hợp sốt nhẹ, dưới 38 độ thường rất hay xảy ra do những thay đổi của thời tiết, chuyển mùa… Sau 4-5 ngày, virus sẽ tự thoái lui mà không cần điều trị sử dụng thuốc.
Bạn có thể chăm sóc trẻ ngay tại nhà, mà không cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Lưu ý giữ cơ thể trẻ sạch sẽ, thoáng mát cũng như thường xuyên theo dõi nhiệt độ của trẻ. Cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước qúa nhiều đồng thời đảm bảo cung cấp cho trẻ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để cơ thể khỏe mạnh, thêm sức để kháng.
Bạn nên cho trẻ ăn những loại thức ăn lỏng, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để trẻ không bị đầy bụng khó tiêu. Quần áo cho trẻ khi bị sốt cũng phải là loại rộng thoáng, thấm hút mồ hôi nhanh chóng.
Những điều cần làm khi thấy trẻ bị sốt cao:
– Giữ cơ thể trẻ được thoáng mát, tạo độ thông để tỏa nhiệt hiệu quả, giảm sốt. Cho trẻ mặc các loại quần áo rộng, vải mềm, thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
– Không nên đắp quá nhiều chăn cho trẻ, khiến nhiệt độ cơ thể không được toát hết ra, gây phản tác dụng.
– Nhúng khăn sạch vào hỗn hợp nước ấm có pha chút chanh và muối, vắt nước và chườm vào trán, bẹn, nách, bàn tay, bàn chân cho trẻ. Lau nhiều ở tay và chân để giảm lạnh ở những vị trí này.
– Nếu trẻ đói nên bổ sung thêm các món dinh dưỡng dạng lỏng cho trẻ để tăng sức đề kháng.
– Cho trẻ uống nước cam để tăng cường vitamin C cho quá trình hồi phục.
– Uống nước liên tục trong những ngày bị sốt, nếu trẻ còn đang bú mẹ thì nên bú liên tục.
– Khi sốt cao hơn 38 độ, có thể sử dụng thuốc hạ sốt nhét đít cho trẻ để hỗ trợ giảm sốt. Cần lưu ý loại thuốc này đã được bác sĩ khuyến nghị sử dụng, tuyệt đối không tự ý chọn loại thuốc phù hợp, sử dụng thuốc dành cho người lớn để hạ sốt cho trẻ.
– Theo dõi và đo nhiệt kế thường xuyên để đảm bảo trẻ đã được hạ sốt và chân tay bớt lạnh.
5. Những điều lưu ý khi trẻ bị sốt chân tay lạnh
– Không ủ ấm hay cố gắng mặc thêm nhiều quần áo cho trẻ, có thể khiến thân nhiệt tăng cao hơn, dẫn đến tình trạng trẻ bị co giật, sốc phản vệ và tử vong.
– Tuyệt đối tránh chườm đá, dùng khăn lạnh để lau người, chườm cho trẻ hoặc dùng các biện pháp dân gian như xoa rượu, xoa cồn, giấm cho trẻ.
– Không lạm dụng thuốc hạ sốt và đảm bảo có sự hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý cho trẻ uống các loại aspirin…
Nếu trong trường hợp đã cho trẻ uống hạ sốt cũng như lau mát mà trẻ vẫn không có biểu hiện hạ nhiệt thì bạn nên đưa trẻ tới bác sĩ đẻ được chuẩn đoán chính xác. Nhất là khi trẻ có các dấu hiệu như tay chân lạnh run, sốt cao, ói mửa, co giật, tím tái… thì cần phải đến bệnh viện ngay lập tức, nếu không có thể dẫn tới nguy cơ tử vong cao.
Trường hợp cần đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị ngay:
- Trẻ sốt cao liên tục trong 2 ngày dù đã áp dụng các biện pháp chăm sóc kể trên.
- Trẻ sốt đến ngưỡng 40 độ, sốt kèm co giật, da nổi bông, tay chân lạnh, nôn ói…
- Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ, có các dấu hiệu lừ đừ, ngủ li bì, khó đánh thức.
- Có các dấu hiệu bú kém, bỏ ăn, nôn trớ khi đưa thức ăn vào.
- Khi bé thấy cổ trẻ cứng lại, có thóp trước phòng lên.
- Co giật, chân tay lạnh trong nhiều giờ, cơ thể run rẩy.
- Có các dấu hiệu xuất huyết, nhiều chấm đỏ trên da, chảy máu cam, máu lợi, ói ra máu, đi ra phân đen.
Sốt chân tay lạnh là một hiện tượng thường thấy ở trẻ nhỏ, các bà mẹ nên lưu ý khi trẻ sốt nhẹ thì không nên lo lắng quá mức nhưng một khi nhiệt độ cơ thể trẻ lên cao thì cách tốt nhất là đến gặp bác sĩ để có cách điều trị kịp thời và hiệu quả.
Theo Khoe.online tổng hợp