Cha mẹ cần lưu ý gì khi bé chậm nói?
Tác giả: sites
Khi trẻ đến 2 tuổi, trẻ bắt đầu học cách nói chuyện hay bắt chước những âm thanh trẻ nghe được. Còn trường hợp trẻ sau 2 tuổi mà vẫn chưa nói được từ nào thì lúc này là trẻ chậm nói. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần theo dõi xuyên suốt quá trình phát triển của con em mình để phát hiện sớm nhất trường hợp trẻ chậm nói và sớm tìm cách khắc phục hiện tượng này. Vậy bé chậm nói có nguyên nhân từ đâu? Chăm sóc bé chậm nói cần lưu ý gì? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Nguyên nhân bé chậm nói
Về mặt thể chất
Có rất nhiều nguyên nhân có thể làm trẻ chậm phát triển khả năng nói hay sử dụng ngôn ngữ. Đó có thể là do trục trặc trong vòm miệng của trẻ như ở bộ phận lưỡi hay hàm ếch. Đồng thời, dây hãm ngắn cũng có thể làm hạn chế chuyển động của lưỡi dẫn đến trẻ khó nói.
Ngoài ra, tình trạng trục trặc trong khả năng nghe của trẻ thường có liên quan mật thiết đến việc bé chậm nói, chính vì thế trẻ luôn cần được bác sĩ tai mũi họng kiểm tra kỹ lưỡng khi trẻ có vấn đề về nói. Nếu trẻ khó nghe sẽ rất dễ làm trẻ gặp khó khăn trong quá trình trẻ hiểu, bắt chước hay vấn đề sử dụng ngôn ngữ của trẻ.
Về mặt tâm lý
Nhiều bậc phụ huynh thường cho trẻ xem các chương trình trên tivi hay trực tiếp cho trẻ sử dụng điện thoại để cho trẻ có thể ngồi yên, hay giúp trẻ ăn ngoan cũng như để cha mẹ rảnh làm việc nhà… Thực ra, đây chính là một trong những nguyên nhân phổ biến làm trẻ chậm nói. Quá trình trẻ xem tivi trong thời gian dài sẽ rất dễ làm trẻ bị ảnh hưởng đến khả năng tư duy, phát triển ngôn ngữ, hay góp phần tạo tiền đề cho các hội chứng khác. Cụ thể nguyên nhân chính là do khi trẻ xem tivi hay lúc trẻ dùng điện thoại thì trẻ sẽ không cần phải nói chuyện và trẻ cũng chẳng cần phải suy nghĩ, công việc của trẻ là chỉ ngồi yên và nhìn, rồi đưa tay chỉ hay chạm vào màn hình và dần tạo cho trẻ thói quen lười nói, lười giao tiếp.
Đồng thời, nguyên nhân gây chậm nói cho trẻ còn do trẻ mắc các hội chứng tự kỷ. Các bậc phụ huynh khi phát hiện con em mình chậm nói, chúng ta cần nhanh chóng cho bé đi gặp bác sĩ để khám sớm nhất.
Bệnh cam ở trẻ em thường xuất hiện ở những trẻ không vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh rất dễ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như tụt lợi, hoại thư. Vì vậy, ngay từ bây giờ các bậc phụ huynh…
Dấu hiệu trẻ chậm nói cha mẹ cần quan tâm
Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 24 tháng tuổi, những trẻ có dấu hiệu sau đây cha mẹ cần chú ý:
+ Trẻ có xu hướng thích dùng cử chỉ nhiều hơn là lời nói để trẻ giao tiếp khi trẻ đến 18 tháng tuổi.
+ Trẻ chưa bắt chước được âm thanh khi trẻ đã 18 tháng tuổi.
+ Trẻ luôn khó khăn trong việc hiểu những yêu cầu đơn giản.
Trẻ chậm nói: Cha mẹ cần làm gì?
– Cha mẹ cần ưu tiên dành nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ, thậm chí là từ lúc ẵm ngửa cha mẹ hãy giao tiếp với trẻ bằng cách nói và hát cho trẻ nghe.
– Cha mẹ có thể đọc cho trẻ nghe, khi trẻ được 6 tháng tuổi, các quyển sách mà trẻ có thể bắt chước được những cử động, hay sách có nhiều hình hoa văn nhằm giúp trẻ có thể chạm vào đó. Chúng ta cần tập cho trẻ chỉ những bức tranh rồi tập cho trẻ cố gắng gọi tên các hình thù hay hành động đó.
– Cha mẹ cần tận dụng thật nhiều các tình huống trong đời sống hàng ngày nhằm khuyến khích trẻ nói cũng như tạo điều kiện cho trẻ sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Ngoài ra, cha mẹ còn có thể nói liên tục, nhưng hãy nói với tốc độ chậm để trẻ quen với việc giao tiếp. Cụ thể, cha mẹ hãy gọi tên các món ăn khi ở trong quầy hàng, rồi giải thích chúng ta đang làm gì khi đang nấu nướng hoặc lau nhà, hay cha mẹ hãy chỉ các vật xung quanh nhà mình, còn khi đưa trẻ đi xe, chúng ta hãy chỉ các âm thanh mà mình nghe thấy cho trẻ cảm nhận. Cha mẹ hãy chủ động đặt ra các câu hỏi và nghe trẻ trả lời.
Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám kịp thời khi trẻ có những dấu hiệu bất thường. Đặc biệt, khi bé có các biểu hiện chậm nói, lúc này không ít các bậc phụ huynh không đưa trẻ đi khám mà còn chủ quan cho rằng sớm muộn gì trẻ cũng sẽ nói được như bao đứa trẻ khác. Chính vì sự chủ quan này đã làm trễ việc phát hiện những dấu hiệu chậm nói của trẻ và ít nhiều ảnh hưởng đến thời điểm can thiệp cho việc chăm sóc trẻ.
Quá trình phát hiện kịp thời để cho bé đi khám và điều trị sớm nhất có vai trò hết sức quan trọng, nguyên nhân là do giai đoạn trẻ từ 2 tuổi đến 3 tuổi chính là giai đoạn dễ để bác sĩ can thiệp và trị liệu cho trẻ nhất. Khi trẻ lớn hơn sẽ rất khó cho việc can thiệp hơn và khi đó thời gian điều trị tình trạng bé chậm nói sẽ mất thời gian hơn rất nhiều.
Hiện tượng bé chậm nói sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành và phát triển ngôn ngữ trong tương lai của các bé. Cha mẹ cần hết sức lưu tâm để hỗ trợ bé phát triển khả năng giao tiếp hàng ngày. Nếu phát hiện bé chậm nói, chúng ta cần nhanh chóng hỏi thăm ý kiến bác sĩ để sớm tìm ra giải pháp điều trị thích hợp. Chúc các bậc phụ huynh chăm sóc trẻ tốt nhất nhé.
Theo Khoe.online tổng hợp