Đau khớp gối uống thuốc gì? Những điều cần cẩn trọng
Tác giả: admin
Đau khớp gối là triệu chứng thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Do đó, khi có biểu hiện đau khớp gối bệnh nhân thường có thói quen dùng thuốc để cắt ngay cơn đau khó chịu. Vậy đau khớp gối uống thuốc gì? Cần lưu ý gì khi dùng các loại thuốc này? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm ra câu trả lời cho các vấn đề này nhé!
1. Đau khớp gối uống thuốc gì?
Dưới đây là các nhóm thuốc phổ biến để điều trị đau đầu gối:
1.1. Thuốc giảm đau Paracetamol
Paracetamol (hay còn gọi là Acetaminophen) là hoạt chất có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên, với các trường hợp sưng viêm khớp thì việc sử dụng Paracetamol không có tác dụng.
Liều dùng:
- Đối với người lớn: Dùng từ 500 – 1000 mg/liều và mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ.
- Đối với trẻ em: Dùng từ 10 – 15 mg/kg/liều mỗi liều cách nhau 4 – 6 giờ và uống tối đa 5 liều trong 24 giờ.
Tác dụng phụ:
- Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc như phát ban, nổi mẩn đỏ, sưng mắt, khó thở…
- Lạm dụng hay sử dụng quá liều Paracetamol sẽ gây độc tính cho gan và thận, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Chống chỉ định:
- Nếu bệnh nhân có tiền sử dị ứng Acetaminophen hoặc Paracetamol thì không được sử dụng thuốc.
- Bệnh nhân bị bệnh về gan, thận, có tiền sử nghiện rượu hay phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Đang sử dụng thuốc Paracetamol thì không nên uống rượu.
1.2. Thuốc chống xốp xương khớp gối
Tùy vào đối tượng, bệnh lý mà bệnh nhân được chỉ định loại thuốc xốp xương khớp gối khác nhau. Ví dụ như chất điều hòa chọn lọc thụ thể estrogen (SERM) có tác dụng cải thiện loãng xương cho phụ nữ sau mãn kinh, còn thuốc Strontium ranelate (Protelos) giúp thúc đẩy tái tạo xương dành cho người cao tuổi hay người có nguy cơ gãy xương…
Liều dùng: Sử dụng thuốc theo đơn kê của bác sĩ.
Tác dụng phụ:
- Các loại thuốc điều trị xốp xương khớp gối thường gây ra các tác dụng phụ như tiêu hóa kém, cơ thể bị sưng, suy thận.
- Lạm dụng thuốc hoặc sử dụng quá liều chỉ định sẽ dẫn tới suy tim, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ,… nghiêm trọng hơn là dẫn đến tử vong.
Chống chỉ định: Không dùng thuốc cho bệnh nhân mẫn cảm với hoạt chất hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc.
1.3. Thuốc chống thấp khớp (DMARDs)
Đây là nhóm thuốc được chỉ định điều trị viêm khớp dạng thấp, giúp kiểm soát quá trình viêm khớp, phòng ngừa tình trạng phá hủy khớp, bảo vệ và cải thiện chức năng vận động của khớp gối.
Liều dùng: Bệnh nhân dùng 200 mg/ngày.
Tác dụng phụ:
- Khi sử dụng nhóm thuốc DMARDs sẽ thường gặp phải các tác dụng phụ như đau đầu, tiêu chảy, loét miệng, mệt mỏi…
- Nếu lạm dụng thuốc sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan và thận.
Chống chỉ định:
- Không dùng thuốc cho bệnh nhân suy giảm G6PD hoặc tổn thương gan.
- Đối với phụ nữ mang thai cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
1.4. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Đau khớp gối uống thuốc gì? Bệnh nhân có thể dùng thuốc chống viêm không chứa steroid. Đây là loại thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Một số thuốc thuộc nhóm NSAID thường gặp gồm aspirin, naproxen, diclofenac,…
Liều dùng: Theo Cơ quan quản lý Dược phẩm Pháp (ANSM) khuyến cáo không sử dụng thuốc NSAID quá 5 ngày.
Tác dụng phụ:
- Thuốc gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, ợ nóng…
- Tăng nguy cơ đau tim khi dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch.
- Làm bệnh hen suyễn trở nặng, đồng thời gây ra các triệu chứng dị ứng.
Chống chỉ định:
- Không dùng thuốc cho bệnh nhân có bệnh lý chảy máu không kiểm soát, tiền sử dị ứng, suy tế bào gan ở mức vừa đến nặng hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Chống chỉ định thuốc cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
- Đối với bệnh nhân mắc các bệnh như hen phế quản, tiền sử loét dạ dày tá tràng, bệnh tim mạch thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
1.5. Thuốc giảm đau nhóm Opioid
Thuốc giảm đau nhóm Opioid là nhóm thuốc quan trọng được bác sĩ chỉ định điều trị cho các cơn đau khớp gối nghiêm trọng. Với nhóm thuốc này người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng: Theo chỉ định của bác sĩ.
Tác dụng phụ:
- Các tác dụng phụ nhẹ thường gặp như buồn ngủ, buồn nôn, táo bón, gây ra cảm giác hưng phấn, ảo giác…
- Nếu lạm dụng thuốc hoặc dùng quá liều sẽ dẫn đến hạ đường huyết, co giật, hôn mê…
- Lưu ý thuốc có thể gây nghiện nên bệnh nhân không được tự ý tăng liều dùng.
Chống chỉ định:
- Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.
Nhìn chung, các loại thuốc trên đều có khả năng giảm đau, chống viêm hiệu quả. Tuy nhiên, ở mỗi loại đều có tác dụng phụ đi kèm nên bệnh nhân cần chú ý khi sử dụng.
2. Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau khớp gối
Có thể thấy thuốc giảm đau sẽ giúp tình trạng đau khớp gối được cải thiện hơn, tuy nhiên ở mỗi loại thuốc đều gây ra các tác dụng phụ nhất định. Nguy hiểm hơn, nếu dùng thuốc đau khớp gối lâu dài hoặc vượt liều có thể gây tổn thương đến gan, thận, dạ dày, đặc biệt làm tăng nguy cơ suy tim, nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở mọi lứa tuổi.
Để hạn chế những biến chứng trên, người bệnh tuyệt đối phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp. Ngoài ra cách dùng thuốc giảm đau vẫn chưa tối ưu trong điều trị đau khớp gối vì chỉ có thể cắt giảm cơn đau tạm thời, hoàn toàn không có hiệu quả dứt điểm.
3. Cách điều trị đau khớp gối kết hợp – hiệu quả cao mà không cần dùng thuốc
Ngoài việc tìm hiểu đau khớp gối nên uống thuốc gì? Bệnh nhân còn có thể tham khảo các phương pháp điều trị đau khớp mà không cần dùng đến thuốc sau:
3.1. Vật lý trị liệu chữa đau khớp gối
Phương pháp này giúp tăng sức mạnh cho cơ đùi, cải thiện chức năng vận động của khớp gối. Theo đó, để điều trị tận gốc chứng đau khớp gối, bệnh nhân cần được bác sĩ thăm khám và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Tại phòng khám ACC, bệnh nhân sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên môn cao, đảm bảo đưa ra đánh giá tình trạng bệnh chính xác cùng như lên liệu trình điều trị thích hợp nhất. Theo đó, liệu trình chữa trị đau khớp gối thường bao gồm:
- Chiếu tia laser cường độ cao thế hệ IV: Có tác dụng kích thích sâu đến các mô xương, giúp tái tạo tế bào, cải thiện nhanh và hiệu quả cơn đau khớp.
- Công nghệ sóng xung kích Shockwave: Phương pháp này sẽ tác động đến những điểm đau và mô cơ xương bị tổn thương của khớp gối, nhằm thúc đẩy quá trình hồi phục mô và tế bào, giúp giảm đau hiệu quả.
- Bài tập vật lý trị liệu: Các chuyên viên vật lý trị liệu tại ACC sẽ thiết kế cũng như hướng dẫn các bài tập hỗ trợ giảm đau, tăng tuần hoàn máu giúp phục hồi hiệu quả chức năng của khớp gối.
3.2. Điều trị bàn chân bẹt hỗ trợ chữa đau gối
Điều trị bàn chân bẹt cũng là cách hỗ trợ giúp cân bằng hệ sinh cơ học của cơ thể, cải thiện chức năng khớp gối hiệu quả. Theo đó, để phương pháp đạt hiệu quả tốt, bệnh nhân cần chọn những đơn vị chữa trị uy tín giúp đo chính xác kích thước bàn chân để làm đế chỉnh hình bàn chân phù hợp.
3.3. Luyện tập phù hợp hết đau khớp gối
Khi bị đau khớp gối, bệnh nhân có thể thực hiện một vài bài tập để cải thiện cơn đau, tăng cường sức mạnh của cơ bắp và cải thiện chức năng khớp gối. Tuy nhiên, người bệnh cần luyện tập với cường độ phù hợp, không quá sức kẻo gây áp lực lớn lên khớp gối.
3.4. Chú ý dinh dưỡng tốt cho khớp gối
Để quá trình điều trị chứng đau khớp gối đạt kết quả tốt, bệnh nhân cần chú ý chế độ dinh dưỡng của bản thân. Hãy bổ sung các loại thực phẩm giàu Vitamin, Omega-3 như cá, đậu nành, hạt lanh, gừng, bơ, quả mọng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm có chứa Sotanin (chất không tốt cho người đau khớp gối) như cà chua, khoai tây, hạt tiêu…
3.5. Tránh thừa cân, béo phì – hạn chế áp lực lên khớp gối
Nhằm cải thiện hiệu quả tình trạng đau khớp gối, bệnh nhân cần điều chỉnh cân nặng cho hợp lý bởi khi cơ thể tích quá nhiều mỡ thừa sẽ gây áp lực lên đầu gối, lâu ngày khiến các khớp gối bị thoái hóa, tổn thương hình thành cơn đau. Do đó, người bệnh nên kiểm soát cân nặng để quá trình điều trị đau khớp gối đạt hiệu quả tốt nhất.
3.6. Xoa bóp khớp gối hàng ngày cải thiện chứng đau
Xoa bóp khớp gối hàng ngày cũng là cách hỗ trợ giảm đau khớp gối hiệu quả. Theo đó, người bệnh nên thực hiện xoa bóp khớp mỗi ngày 2 lần để cải thiện chức năng vận động.
Với những thông tin trong bài viết, hy vọng bạn đã có thể trả lời câu hỏi đau khớp khối uống uống thuốc gì? Đồng thời, bạn cũng biết được những tác dụng phụ mà giải pháp này mang lại. Để hạn chế gặp phải các tác dụng phụ này, bạn có thể tham khảo các phương pháp trị liệu kết hợp khác vừa an toàn, vừa điều trị hiệu quả tình trạng đau.