Nguyên nhân và cách trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Tác giả: huong
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp ở trẻ em, làm cho bé gặp nhiều khó khăn trong việc ăn, bú sữa, làm cho bé sút cân. Vì vậy bố mẹ cần có những kiến thức để biết cách chăm sóc con mình tốt nhất.
1. Nguyên nhân gây tưa lưỡi là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, nhưng có 3 nguyên nhân chính sau đây:
- Do virus
Virus là nguyên nhân dẫn đến lưỡi và lợi của bé có những vết loét nhỏ, những nốt loét này được phủ bởi lớp màng màu trắng. Đến khi lớp màu trắng bị bong tróc sẽ làm cho những nốt lở loét bị đau rát, rất khó chịu, ngay cả việc uống nước hoặc uống sữa cũng bị đau. Khi bị tưa lưỡi bé sẽ thường bị chảy nước bọt, miệng có mùi hôi và bị sốt nhẹ.
- Do nấm
Nấm Candida ẩn náu trong đường ruột và đây là nguyên nhân dẫn đến tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh. Chúng tạo ra những đốm trắng và cặn sữa trên bề mặt lưỡi làm cho bé cảm giác rất khó chịu, làm cho bé cảm giác không muốn ăn hay uống sữa.
- Bé sơ sinh uống nhiều thuốc kháng sinh
Khi bé sơ sinh uống nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm tiêu diệt hết tất cả những vi khuẩn có lợi và tạo môi trường phát triển cho những vi khuẩn có hại tồn tại trong khoang miệng, chính nguyên nhân này làm tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh.
- Bố mẹ chăm sóc bé không đúng cách
Bé đang trong thời gian ăn dặm nếu như
2. Những biểu hiện của tưa lưỡi
Những dấu hiệu của tưa lưỡi bạn có thể dễ dàng nhận biết được bởi nó thường biểu hiện ra bên ngoài như:
Trên bề mặt lưỡi của bé có xuất hiện những đốm trắng, ban đầu nếu như không để ý kỹ thì bố mẹ cứ tưởng rằng đó là do những ván sữa đóng lên lưỡi nhưng thật ra đó là dấu hiệu của tưa lưỡi. Nếu những trường hợp nặng hơn bạn sẽ thấy những đốm trắng đó xuất hiện ở mặt trong của má và vòm họng.
Khi bé bị tưa lưỡi bé lúc nào cũng cau có, khó chịu, không chịu ăn cũng không chịu bú, hay khóc nhè, thậm chí có những bé bị sốt nhẹ.
Khi bố mẹ nhận thấy con mình có những dấu hiệu như thế này thì chắc chắn bé đang bị tưa lưỡi, bố mẹ cần phải có cách trị cho bé càng sớm càng tốt, nếu không bé sẽ nhanh bị sút cân.
3. Cách chăm sóc bé bị tưa lưỡi
Trong khi bé bị tưa lưỡi mẹ không nên cho bé tiếp xúc với những vật cứng nhọn, không cho bé ngậm bất cứ vật dụng nào. Cũng không nên cho bé tiếp xúc với những bé khác vì khả năng lây lan cao.
Bố mẹ nên vệ sinh miệng cho bé hàng ngày, nhất là sau khi uống sữa hoặc sau khi ăn. Kết hợp với vệ sinh bình bú sạch sẽ, ngâm với nước sôi để tiệt trùng.
Đối với những em bé đang trong giai đoạn ăn dặm bố mẹ nên chọn thức ăn mềm, dạng lỏng để lưỡi bé không bị đau rát. Khi nêm nếm thức ăn cho bé cũng không được nêm mặn, sẽ làm rát ở những chỗ bị lở loét.
Thường xuyên thay núm vú và bình sữa cho bé. Không được cho bé uống chung bình sữa với những bé khác.
4. Các cách điều trị tưa lưỡi
- Vệ sinh khoang miệng bằng nước muối
Pha nước muối loãng rồi dùng một miếng gạc quấn vào ngón tay út, nhúng qua nước muối rồi vệ sinh vùng miệng cho bé.
- Sử dụng tinh dầu hạt bưởi
Pha loãng tinh dầu hạt bưởi với nước rồi nhúng miếng gạc qua dung dịch này để vệ sinh miệng cho bé sau khi bé uống sữa xong.
- Sử dụng rau ngót
Lấy một nắm rau ngót rửa sạch rồi cho vào cối giã nhỏ, lấy nước. Dùng một miếng gạc thấm lấy nước rau ngót rồi vệ sinh khoang miệng cho bé. Cách này được nhiều bà mẹ áp dụng và có hiệu quả.
Các mẹ nên lưu ý kho vệ sinh khoang miệng cho bé thì các động tác phải được thực hiện một cách nhẹ nhàng, tránh làm cho bé bị tổn thương và các nốt bị loét không bị lây lan ra nhiều hơn nữa.
Theo Khoe.online tổng hợp