Bệnh viêm tai ngoài có nguy hiểm không?
Tác giả: sites
Viêm tai ngoài là bệnh viêm tai phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài, nếu chúng ta phát hiện và điều trị bệnh kịp thời sẽ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh dứt điểm. Vậy nguyên nhân gây bệnh viêm tai ngoài là gì? Các triệu chứng, phương pháp điều trị và cách phòng ngừa bệnh viêm tai ngoài? Cùng tìm hiểu mọi thông tin về bệnh viêm tai ngoài qua bài viết này nhé!
Viêm tai ngoài nguyên nhân từ đâu?
– Do chúng ta tắm gội hay bơi lội trong môi trường có nguồn nước ô nhiễm. Khi tắm xong, sẽ làm nước bẩn đọng lại trong tai và gây ẩm ướt trong ống tai. Đó là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn và nấm gây bệnh viêm tai ngoài.
– Sử dụng vật cứng hay vật dụng không đảm bảo vệ sinh để ngoáy tay và làm trầy xước lớp da của ống tai.
– Người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh đái tháo đường, chàm, vẩy nến, viêm da tiết bã, dị ứng… có nguy cơ bị viêm tai ngoài.
Trong số những bệnh lý viêm nhiễm về tai thì viêm tai xương chũm được xem là một trong những biến chứng viêm nhiễm nguy hiểm. Triệu chứng gây ra tổn thương vùng xương chũm xung quanh sào bào – tai giữa, với thời gian viêm nhiễm kéo dài, gây…
Các triệu chứng của viêm tai ngoài
– Viêm tai ngoài cấp tính: Triệu chứng của bệnh nhân bị viêm tai ngoài cấp tính là hiện tượng ngứa tai và đau tai. Tình trạng này ngày càng trầm trọng khi tai bị cử động lúc ta nhai thực phẩm hay hắt hơi… Tai bệnh nhân hay lùng bùng và chảy dịch vàng.
– Viêm vành tai: Triệu chứng là tai sưng, xuất hiện ban đỏ, tai nóng và rất nhạy cảm, dễ gây đau nhất là dái tai bị đỏ và sưng nề
– Viêm tai ngoài mạn tính: Triệu chứng thường gặp nhất là ngứa nhưng không đau trong thời gian dài.
– Viêm tai ngoài ác tính: Triệu chứng là ống tai rỉ máu, đặc biệt nhất là khi hút dịch. Tình trạng đau tai nặng nhất khi về đêm, vành tai khi sờ vào thì gây đau, xuất hiện hiện tượng tắc nghẽn ống tai ngoài do tai phù nề và bị ứ đọng, bệnh nhân hay bị ù tai và nghe kém. Ngoài ra, bệnh nhân còn có hạch lympho ở cổ, hiện tượng cứng hàm do bị viêm khớp thái dương hàm hay kích thích các cơ nhai. Bệnh nhân cần hết sức chú ý bệnh viêm tai ngoài ác tính là bệnh rất nguy hiểm, bệnh có thể gây liệt dây thần kinh nội sọ.
Bệnh viêm tai ngoài ác tính rất hay xảy ra ở bệnh nhân bị tiểu đường hoặc bệnh nhân có hiện tượng suy giảm miễn dịch, cụ thể là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải hay các bệnh lý ác tính. Bệnh viêm tai ngoài ảnh hưởng năng nề đến thích giác của chúng ta, nếu không điều trị kịp thời, nó còn dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác. Chúng ta cần đến ngay bệnh viện khi có các dấu hiệu đầu tiên của bệnh viêm tai ngoài.
Phương hướng điều trị viêm tai ngoài
Điều trị viêm tai ngoài do vi khuẩn
– Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh hay thuốc nhỏ tai để trị bệnh. Các loại thuốc phù hợp cho từng bệnh nhân sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
– Bệnh nhân cần vệ sinh tai thật sạch trước khi dùng thuốc nhỏ tai, chúng ta có thể sử dụng ống nhỏ dẫn vào tai rồi mới nhỏ thuốc vào nếu trường hợp tai bị sưng và hẹp do tai bị nhiễm trùng.
– Chúng ta nên làm ấm thuốc nhỏ tai trước khi nhỏ bằng thao tác ủ thuốc nhỏ trong tay. Nguyên nhân là do nếu ta nhỏ thuốc lạnh vào tai có thể làm bệnh nhân chóng mặt.
– Tùy tình trạng bệnh của từng bệnh nhân, việc điều trị sẽ có thời gian phù hợp. Nếu bệnh viêm tai ngoài nhẹ, chúng ta sẽ dùng thuốc từ 3 ngày đến 4 ngày, còn nếu bệnh nặng thì thời gian điều trị lâu hơn, có thể hơn 7 ngày.
– Khi dùng thuốc nhỏ tai mà các tổn thương trên tai vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, thậm chí chúng còn lan rộng trầm trọng hơn, chúng ta nên kết hợp dùng với kháng sinh. Tốt nhất là khi rơi vào trường hợp này, chúng ta hãy đến ngay bệnh viện để thăm hỏi bác sĩ về tình trạng bệnh của mình.
Ù tai trái hay ù tai phải tưởng chừng vô hại nhưng có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng sức khỏe không ngờ nếu thường xuyên xuất hiện. Bệnh ù tai trái phải có thực sự nguy hiểm? Và làm thế nào để phòng tránh, ngăn ngừa nguy cơ bị…
Điều trị viêm tai ngoài do nấm
– Bệnh nhân phải hút hết mọi chất bẩn trong tai, sau đó dùng thuốc có chứa acid và nhỏ vào ống tai.
– Chúng ta sẽ áp dụng cách này khoảng 3 đến 4 lần trong ngày, thời gian thực hiện là từ 5 ngày đến 7 ngày. Khi dùng thuốc nhỏ tai nhưng vẫn chưa có hiệu quả điều trị, bạn nên chuyển sang dùng thuốc đặc trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Phòng bệnh viêm tai ngoài
– Tuyệt đối không bơi lội hay tắm gội trong môi trường nước bẩn nhằm hạn chế đến mức thấp nhất mọi vi khuẩn có thể xâm nhập vào tai và gây bệnh.
– Cần làm khô, thông thoáng tai sau khi tắm gội.
– Tránh dùng dụng cụ ngoáy tai có chất liệu cứng, phải đảm bảo dụng cụ sạch sẽ khi ngoáy tai.
– Chúng ta có thể nhờ đến bác sĩ khi ống tai có quá nhiều rái tai, các rái tai khó lấy nhằm đảm bảo sự an toàn cho ống tai.
– Tuyệt đối không được tùy tiện dùng thuốc hay các cách chữa trị bệnh viêm tai ngoài theo cách dân gian khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
Nếu thấy bất kỳ yếu tố nào bất thường trong suốt quá trình điều trị bệnh viêm tai ngoài, chúng ta cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị phù hợp, tránh rủi ro bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn. Hi vọng bài viết này đã giúp các bạn có thêm cái nhìn tổng quan về bệnh viêm tai ngoài và có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.
Theo Khoe.online tổng hợp