Nhiễm trùng đường ruột ở người lớn có nguy hiểm không?
Tác giả: sites
Bệnh nhiễm trùng đường ruột hết sức phổ biến ở cả người lớn và trẻ em. Bệnh rất dễ xuất hiện vào mùa hè. Nguy hiểm nhất đó là bệnh có thể sẽ phát thành dịch lớn nếu chúng ta không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Vậy nguyên nhân nào gây bệnh? Những triệu chứng, cách điều trị và phương pháp phòng ngừa bệnh là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
- Viêm tuyến nước bọt – Triệu chứng và cách điều trị
- Ung thư mắt – Căn bệnh ung thư ít ai ngờ
- Sưng hạch bạch huyết và cách chữa trị bệnh hiệu quả
Nguyên nhân gây bệnh
– Trẻ em hay người lớn tuổi là hai đối tượng dễ mắc phải nhất, nguyên nhân vì hệ miễn dịch của họ thường yếu hơn so với những người trưởng thành.
– Người bị cắt đi một phần của dạ dày, nhóm người suy giảm miễn dịch do họ mắc các bệnh như ung thư gan, xơ gan…
– Do thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc chưa nấu chín chứa khuẩn salmonella gây nhiễm khuẩn qua đường tiêu hóa khi chúng ta ăn.
– Thịt, cá có chứa độc tố của tụ cầu. Theo các nghiên cứu cho thấy, tụ cầu bị tiêu diệt ở môi trường nhiệt độ cao nhưng độc tố của chúng rất dễ ngấm vào thực phẩm, gây tiêu chảy.
– Nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn clostridium. Chúng sống trong môi trường không có oxy, thường hay xuất hiện ở đồ hộp chế biến sẵn. Độc tố vi khuẩn này không chỉ gây tiêu chảy mà còn dẫn đến nhiều biến chứng như liệt cơ.
– Các loại rau sống rất dễ nhiễm khuẩn E.coli và giun sán. Thế giới cũng ghi nhận bệnh do vi khuẩn listeria dù tương đối hiếm gặp. Chúng thường gây bệnh ở người có sức đề kháng yếu như phụ nữ có thai (đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ), trẻ sơ sinh. Bệnh không xảy ra thường xuyen nhưng rất có thể bùng phát thành dịch nếu ăn phải các loại thực phẩm nhiễm khuẩn, đặc biệt là sữa bò không được thanh trùng.
– Không vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn, thực phẩm bị côn trùng đậu vào, nguồn nước dùng không đảm bảo.
Triệu chứng nhiễm trùng đường ruột?
– Giai đoạn bệnh khởi phát, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: cơ thể bị sốt và tiêu chảy.
-Giai đoạn bệnh toàn phát, sẽ xuất hiện các triệu chứng sau:
+ Hiện tượng tiêu chảy một cách dữ dội: Trường hợp bệnh nhân mắc tả, họ sẽ đi tiêu khoảng từ 20 đến 50 lần mỗi một ngày. Đi phân ngoài dạng nước, phân màu đục hay màu của nước vo gạo hoặc màu trong. Trong phân có lợn cợn nhiều vảy trắng, các vảy này mang nhiều vi khuẩn tả. Phân có mùi hôi tanh khó chịu, không lẫn máu, độ pH kiềm 8 – 8.5.
Cây vối có tên khoa học là Cleistocalyx operculatus. Loại cây này thường mọc nhiều ở vùng nhiệt đới. Các bộ phận của cây vối như lá, hoa, nụ, rễ đều có thể dùng làm thuốc và có mùi thơm dễ chịu đặc trưng. Vậy tác dụng của lá vối…
+ Bệnh nhân nôn nhiều: Do cơ thể bị nôn kết hợp tiêu chảy nhiều dễ khiến cơ thể họ bị mất nước, điều này làm người bệnh có vẻ mặt hốc hác, mắt trũng, lờ đờ, tim đập yếu và hạ thân nhiệt.
Điều trị nhiễm trùng đường ruột
Đa phần nhiễm trùng gây ra tiêu chảy, nhất là nhiễm trùng do virus, đều có khả năng tự biến mất, không cần chữa trị. Lúc này, điều quan trọng nhất đó là bệnh nhân phải đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể. Trường hợp người bệnh bị mất nước quá nhiều, chúng ta cần đến ngay bệnh viện để thực hiện việc truyền lại lượng nước đã mất trong suốt giai đoạn tiêu chảy, lúc cơ thể bị nôn mửa và sốt.
Phụ thuộc vào loại vi khuẩn, chúng ta sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc phù hợp. Trường hợp nhiễm trùng do ký sinh trùng gây bệnh, thì bệnh có thể sẽ được chữa trị bằng thuốc chống ký sinh trùng.
Còn hầu hết bệnh tiêu chảy do sự tấn công của virus thì không cần điều trị. Còn với người có hệ miễn dịch kém, chúng ta có thể dùng thuốc kháng sinh để phòng viêm nhiễm lan ra toàn thân.
Quan trọng nhất trong điều trị bệnh chính là ta cần uống nhiều nước, bổ sung chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn như ăn súp, cháo và dùng nước trái cây không đường nhằm giúp tăng cường hệ miễn dịch hoạt động mạnh mẽ, chống lại sự tấn công của các nhân tố gây bệnh.
Bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu có những biểu hiện triệu chứng khá giống nhau, khiến nhiều người lầm tưởng 2 loại bệnh này là một. Thực chất bệnh đậu mùa và thủy đậu do 2 loại virus khác nhau gây ra nhưng đều gây ra các tổn thương…
Làm thế nào phòng bệnh hiệu quả?
– Luôn ăn chín, uống sôi, thực phẩm phải đảm bảo an toàn vệ sinh, không quá hạn sử dụng.
– Đối với nguồn gốc thực phẩm từ gia cầm, chúng ta cần phải vệ sinh, nấu chín kỹ.
– Trường hợp các loại gia cầm, gia súc bị mắc bệnh, cần phải được điều trị bằng kháng sinh, khi tiếp xúc với gia cầm, gia súc bệnh, chúng ta phải sử dụng dụng cụ bảo hộ, quần áo, giày khi vào chuồng trại. Tránh ôm ấp hay gần gũi với thú cưng trong nhà khi chúng bị bệnh.
– Chất thải của gia súc, gia cầm…cần xử lý và cách ly an toàn khỏi nơi ta sinh sống, tránh để virus gây bệnh từ môi trường bên ngoài tấn công con người.
– Vệ sinh thân thể sạch sẽ, luôn rửa tay trước khi ăn.
Nếu bị nhiễm trùng đường ruột, chúng ta cần đi khám bác sĩ nhằm chữa trị bệnh sớm nhất và tránh lây lan cho người khác. Không tự ý dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ, luôn chủ động ngừa bệnh cho cả gia đình mình nhằm tránh các ảnh hưởng xấu của bệnh.
Theo Khoe.online tổng hợp