Ngộ độc thực phẩm – Triệu chứng và cách điều trị

Tác giả: sites

Ngộ độc thực phẩm là tình trạng xảy ra một cách đột ngột khi ăn phải thức ăn có độc. Tình trạng này có thể xảy ra với bất kỳ ai và vào bất cứ lúc nào, nếu không được chữa trị kịp thời thì có thể dẫn tới biến chứng nguy hiểm, nhất là với người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Sau đây là những thông tin cơ bản về triệu chứng, cách điều trị cũng như phương pháp phòng tránh ngộ độc thực phẩm mà bạn cần biết.

1. Thế nào là ngộ độc thực phẩm?

Ngộ độc thực phẩm xảy ra khi bạn ăn phải những thức ăn bị nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc có chứa các chất độc hại khác. Hơn nữa, nếu thức ăn bị ôi thiu hoặc chưa nấu chín thì cũng có thể dẫn tới việc ngộ độc. Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra với bất kỳ ai, dù là ở độ tuổi hay giới tính nào. Ngộ độc thực phẩm có hai dạng, một là ngộ độc cấp tính xảy ra đột ngột nhưng thừng là ngay sau khi ăn, còn dạng thức hai là ngộ độc mãn tính, thường không có biểu hiện rõ ràng và các chất độc tích tụ hằng ngày trong cơ thể, lâu dài sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm
Dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm lúc ban đầu sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt cao. Trong tình trạng nặng, người bệnh có thể sốt hơn 38 độ C, ói trên 5 lần, có khi ói ra máu, đi ngoài hơn 5 lần với phân lỏng. Đây là những biểu hiện của ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng, khiến người ngộ độc bị rối loạn điện giải, mất nước, nhịp tim nhanh, thở nhanh, mệt mỏi, có khi bắt đầu xuất hiện các cơn co giật. Nếu không được cấp cứu kịp thời thì có thể dẫn tới tử vong.

2. Nên làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ?

Trong trường hợp bị nhẹ thì chỉ có các triệu chứng như đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy và đau đầu. Cơ thể người bệnh lúc này có thể tự đào thải chất độc ra ngoài và khôi phục lại được. Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần chú ý tới một số điều để tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm trở nên nặng hơn. Đầu tiên là phải uống nhiều nước để giữa nước cũng như thay thế các chất lỏng đã bị mất đi trong quá trình nôn mửa cũng như tiêu chảy. Bạn nên uống nước chậm, uống từng ngụm nhỏ để nước được hấp thu vào cơ thể tốt hơn.

Khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ nên nghỉ ngơi lấy lại sức
Khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ nên nghỉ ngơi lấy lại sức

Khi các tình trạng bệnh đã khá hơn thì bạn đừng vội uống sữa hay các thức uống chứa caffein vì dạ dày sẽ dễ bị kích thích trở lại. Sau khi nôn xong và đã cảm thấy khỏe hơn thì bạn có thể ăn một số đồ ăn nhẹ để bổ sung lại chất cho cơ thể. Tuyệt đối không nên dùng bất kỳ một loại thuốc nào vì cơ thể có thể tự thải độc và thuốc có thể khiến tình trạng bệnh của bạn năng hơn. Nếu hiện tượng nôn mửa hay tiêu chảy vẫn tiếp tục thì tốt nhất là bạn nên tới bác sĩ để có cách điều trị chính xác.

3. Ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?

Khi bị ngộ độc thực phẩm nhẹ thì bạn có thể kết hợp ăn một số loại thực phẩm giúp cơ thể khỏe hơn cũng như góp phần cho việc điều trị ngộ độc. Nếu có cảm giác buồn nôn, ợ nóng hay khó chịu trong dạ dày thì bạn có thể tự pha cho mình một ly trà gừng nóng, gừng sẽ giúp làm dịu các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm cũng như ngăn chặn vi khuẩn tấn công. Không chỉ gừng mà một ly chanh nóng cũng có tác dụng làm sạch hệ thống của bạn hiệu quả.

Gừng rất tốt cho cơ thể bị ngộ độc thực phẩm
Gừng rất tốt cho cơ thể bị ngộ độc thực phẩm

Ngoài ra thì tỏi và chuối cũng là hai thực phẩm rất tốt cho cơ thể khi bạn bị ngộ độc thực phẩm. Tỏi có tính kháng nấm, kháng khuẩn cùng các đặc tính kháng virus sẽ giúp giảm tiêu chảy và đau bụng. Còn chuối thì lại chứa nhiều kali, góp phần chữa nôn và buồn nôn đồng thời cung cấp năng lượng lại cho cơ thể. Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn cũng có thể dùng thêm canh gà để bổ sung dinh dưỡng cho sức khỏe hồi phục nhanh hơn.

4. Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách cẩn thận trong ăn uống
Phòng tránh ngộ độc thực phẩm bằng cách cẩn thận trong ăn uống

Bạn nên thực hiện tiêu chí ăn chính, uống sôi để đảm bảo an toàn thực phẩm. Nên chú ý lựa chọn các nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc an toàn và phài sơ chế sạch khi chế biến. Ngay cả khi ăn ở các hàng quán bên ngoài thì bạn cũng cần cẩn thận để tránh bị ngộ độc thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm là một tình trạng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách, thậm chí còn có thể dẫn tới tử vong. Vì thế khi nhận thấy các dấu hiệu nặng thì bạn nên tới ngay bác sĩ để được chuẩn đoán và chữa trị hiệu quả.

Theo Khoe.online tổng hợp