Viêm khớp cùng chậu nguy hiểm như thế nào?
Tác giả: sites
Bệnh viêm khớp cùng chậu là một căn bệnh về khớp và có thể gây ra những đau đớn nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh. Không chỉ vậy, nó còn dẫn tới những ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc cũng như dễ dàng dẫn tới những biến chứng nguy hiểm khác. Sau đây là những thông tin về nguyên nhân, triệu chứng nhận biết cũng như cách điều trị cho căn bệnh viêm khớp cùng chậu mà bạn nên biết.
- Viêm khớp cổ tay và những điểm cần lưu ý
- Viêm đa khớp dạng thấp: Triệu chứng và điều trị
- Viêm khớp thái dương hàm nguy hiểm như thế nào?
1. Viêm khớp cùng chậu là gì?
Cùng chậu là hai khớp nằm ở phía sau, giữa hai mông và là nơi tiếp giáp giữa xương cùng cụt dưới cột sống thắt lưng với phía sau của hai xương cánh chậu. Viêm khớp cùng chậu thường gây đau ở vùng cột sống thắt lưng, giữa hai mông và vùng chậu hông. Căn bệnh này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường thì phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam, nhất là những người trong độ tuổi sinh sản, trong thời kỳ mang thai hay sau khi sinh.
2. Nguyên nhân gây ra viêm khớp cùng chậu
Nhiều người do mắc một số bệnh ở đai tràng như viêm đai trực tràng, viêm nhiễn đường tiết niệu sinh dục… có thể dẫn tới biến chứng làm viêm khớp cùng chậu. Đặc biệt, những người phụ nữ trong thời gian mang thai, khi thai lớn làm chèn ép lên tiểu khung, gây ứ huyết vùng khung chậu và chèn ép bàng quang. Việc này dẫn tới nhiễm khuẩn ngược dòng lan từ vùng sinh dục tiết niệu tới vùng khớp cùng chậu gây viêm.
Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh về cơ xương khớp thường gặp cũng như khá nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng, không chỉ hủy hại các khớp, làm mất…
3. Triệu chứng của viêm khớp cùng chậu
Căn bệnh này có những triệu chứng rất dễ nhầm lẫn với thoái hóa cột sống thắt lưng hay đua thần kinh tọa vì cùng có những cơn đau âm ỉ, kéo dài từ vùng cột sống, giữa hai mông và vùng chậu hông. Tuy nhiên, viêm khớp cùng chậu còn dẫn tới việc mất ngủ, lo lắng hay một số biểu hiện nổi bật khác, nhất là ở nữ giới. Chẳng hạn như dấu hiệu đau bụng dưới, tiết dịch hay chảy máu âm đạo bất thường, khó khăn trong đại tiểu tiện, sốt, rét run, buồn nôn và nôn…
Với những phụ nữ trong tuổi sinh sản mà bị viêm khớp cùng chậu còn thể hiện ở việc viêm vòi trứng, viêm cổ tử cung dẫn các bệnh nguy hiểm như vô sinh, thai ngoài tử cung, tích mủ vòi trứng, buồng trứng… Tổn thương viêm khớp cùng chậu còn dẫn tới dính khớp và khiến khung chậu không thể giãn ra trong thời kỳ mang thai hay sinh con sau này và bắt buộc phải thực hiện sinh mổ.
Còn những phụ nữ mang thai mà bị viêm khớp vùng chậu thì những cơn đau có khi kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai. Ngay cả sau khi sinh thì trong một vài trường hợp vẫn bị đau khớp cùng chậu tới mức không thể ngồi lâu, khó khăn trong việc nghiêng hay xoay người. Nếu bệnh kéo dài và không được chữa trị thì sẽ lây lan gây tổn thương dây thần kinh tọa, làm teo cơ đùi cũng như cơ mông.
4. Cách điều trị viêm khớp cùng chậu
Bạn nên tới ngay bác sĩ để có những chuẩn đoán chính xác cũng như hướng dẫn về việc điều trị viêm khớp cùng chậu. Người bệnh có thể tập những bài tập giúp cải thiện và duy trì các chứng năng của vùng xương khớp bị tổn thương. Tuyệt đối không nên tự ý uống thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ vì có thể khiến cho bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn.
Viêm khớp dạng thấp là một căn bệnh về cơ xương khớp thường gặp cũng như khá nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời. Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng, không chỉ hủy hại các khớp, làm mất…
5. Phòng tránh viêm khớp cùng chậu
Nếu bị các bệnh về viêm đại trực tràng hay viêm nhiễm đường tiết niệu thì nên tích cực điều trị triệt để, tránh các biến chứng về sau. Với phụ nữ thì nên giữ vệ sinh tốt trong thời kỳ hành kinh cũng như tránh các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục, nhất là những người đang trong độ tuổi sinh sản. Ngoài ra, bạn cũng nên uống đủ nước để phòng bệnh sỏi tiết niệu và giúp cho cơ thể luôn khỏe mạnh và hoạt động tốt.
Viêm khớp cùng chậu có thể gây ra những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng lớn tới sức khỏe cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh thì abn5 nên tới ngay bác sĩ để có sữ chuẩn đoán chính xác và các giải quyết hiệu quả.
Theo Khoe.online tổng hợp