Bà bầu bị tiêu chảy nguy hiểm không: Nguyên nhân, cách điều trị
Tác giả: sites
Phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ đặc biệt quan tâm đến tình trạng sức khỏe của cơ thể. Tình trạng khó chịu khi bà bầu bị tiêu chảy là một trong những trường hợp dễ thấy. Cảm giác đau bụng, đi phân lỏng, đi nhiều lần khiến cơ thể kiệt sức mệt mỏi. Quan trọng hơn khi bị tiêu chảy, cơ thể mất nhiều nước có thể dẫn tới rối loạn mất cân bằng điện giải khiến cơ thể dễ suy sụp. Việc bà bầu đang trong giai đoạn thai kỳ nên việc sử dụng thuốc cũng hết sức cẩn trọng vì nguy cơ ảnh hưởng lên thai nhi là rất cao. Do đó cần có biện pháp điều trị tiêu chảy nhanh chóng mà phải cực kỳ an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết về những nguyên nhân cũng như cách phòng tránh và điều trị triệu chứng tiêu chảy giai đoạn mang thai.
Bà bầu bị tiêu chảy nguy hiểm như thế nào?
Tiêu chảy khi đang mang thai có thể kéo dài từ 1 – 10 ngày phụ thuộc vào nguyên nhân gây nên. Trường hợp bị tiêu chảy nặng, sản phụ bị mất nhiều nước và chất điện giải, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Khi bị tiêu chảy, bà bầu sẽ có triệu chứng đau bụng quanh vùng rốn, đôi khi sẽ có triệu chứng đau dữ dội, mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi ngoài nhiều lần có thể khiến người bệnh bị nôn mửa. Trường hợp tiêu chảy do vi khuẩn tả, Rotavirus, số lần đi tiêu và nôn mửa rất nhiều, khiến người bệnh bị kiệt sức, suy sụp nhanh, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nguy hiểm. Đáng ngại nhất là các cơn đau ổ bụng này sẽ kích thích co bóp tử cung, đe dọa đến sự an toàn của thai nhi. Thai nhi có thể bị thiếu dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển, thậm chí có thể dẫn đến chết thai.
Trĩ là một căn bệnh khá phổ biến và là mối lo của nhiều người trong đó có cả những phụ nữ đang mang thai. Trong giai đoạn thai kỳ, sức khỏe của bà bầu và thai nhi cực kỳ quan trọng và hết sức nhạy cảm, do đó khi…
Nguyên nhân tiêu chảy ở bà bầu
Chế độ ăn uống hằng ngày không đảm bảo vệ sinh là nguyên nhân hàng đầu trong việc khiến bà bầu bị tiêu chảy. Hơn thế nữa, trong giai đoạn mang thai, bà bầu có sức đề kháng giảm sút rất dễ bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nếu như ăn phải những thực phẩm kém vệ sinh, nhiễm khuẩn.
Việc ăn nhiều thức ăn có quá nhiều đạm, mỡ cũng khiến cho hệ tiêu hóa khó tiêu dễ gây ra tiêu chảy.
Những nguyên nhân chính dẫn đến tiêu chảy cho phụ nữ mang thai có thể kể đến bao gồm:
- Một số vi khuẩn, virus, ký sinh trùng tồn tại trong thức ăn, nước uống kém vệ sinh.
- Ngoài ra một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng sinh cũng có thể gây tiêu chảy cho bà bầu trong thời kỳ mang thai.
- Uống quá nhiều nước hay ăn thực phẩm có hàm lượng nước cao cũng có thể là nguyên nhân gây tiêu chảy do sự gia tăng lượng nước đột ngột.
- Người mắc hội chứng kích thích ruột hay các bệnh đường ruột rất dễ bị tiêu chảy.
Các triệu chứng của tình trạng bà bầu bị zona thần kinh hết sức rõ ràng nên chúng ta cần sớm nhận biết và đi khám kịp thời. Mục đích là để tránh mọi nguy cơ gây hại cho sự phát triển của thai nhi và cho chính bản thân…
Điều trị tiêu chảy cho bà bầu
Thường thì tiêu chảy sẽ tự khỏi nếu như ở thể nhẹ. Tuy nhiên, tình trạng bị tiêu chảy nặng, đặc biệt trong giai đoạn mang thai là một vấn đề lớn cần được lưu tâm đúng mức. Việc cần làm là cần bù nước cho cơ thể để tránh mất nước. Nên uống nhiều nước (nước oresol) và dùng thêm các loại nước hoa quả.
Ngoài ra bị tiêu chảy cần nghỉ ngơi nhiều để tránh mất sức và nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Khi có dấu hiệu tiêu chảy kéo dài, sốt, buồn nôn, phân có máu, đau bụng…cần đưa người bệnh đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm.
Bà bầu cần chú ý nhiều trong việc ăn uống hằng ngày, đảm bảo vệ sinh, tránh thói quen ăn hàng, quán không đảm bảo, ăn gỏi, tiết canh, thịt tái sống…để giảm thiểu nguy cơ tiêu chảy. Chế độ dinh dưỡng cân bằng tránh bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, đạm. Ăn chín uống sôi, tránh thức ăn ẩm mốc, thiu, chua. Chú ý khi ăn các thực phẩm như hải sản.
Trên đây là những kiến thức cần biết khi gặp vấn đế bà bầu bị tiêu chảy. Hy vọng bạn có thể chủ động chăm sóc sức khỏe cho bản thân và người thân trong gia đình. Chúc bạn luôn có được một sức khỏe khỏe mạnh.
Theo Khoe.online tổng hợp