Bạn nên biết gì bệnh tăng động ở trẻ em?
Tác giả: huong
Bệnh tăng động là hội chứng tâm lý phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên nếu các bậc phụ huynh không chú ý quan sát sẽ khó có thể phân biệt mức hiếu động bình thường và chứng tăng động ở trẻ nhỏ. Mời bạn cùng Khoe.online tìm hiểu về các dấu hiệu nhận biết sớm căn bệnh này nhé!
Bệnh tăng động ở trẻ em là gì?
Bệnh tăng động (Attention-deficit hyperactivity disorder – ADHD) là rối loạn thường thấy ở trẻ từ 4 đến 6 tuổi, tỷ lệ bé trai mắc bệnh này sẽ cao hơn bé gái khoảng 4 đến 10 lần. Trẻ khi mắc bệnh sẽ bị hiếu động quá mức, suy giảm khả năng tập trung.
- Hiếu động quá mức: trẻ mắc bệnh tăng động thường không chịu ngồi yên một chỗ mà phải chạy nhảy, hoạt động liên tục, không hề tỏ ra mệt mỏi. Nếu người lớn bắt trẻ tăng động ngồi yên, chúng sẽ phản ứng bằng thái độ khó chịu và khi phải ngồi tại chỗ, chúng sẽ liên tục quấy phá và làm ồn.
- Khả năng tập trung kém: trẻ bị tăng động mất hoàn toàn sự tập trung. Rất khó để trẻ tăng động lắng nghe hoặc làm đúng theo hướng dẫn của người lớn. Chúng thường nhanh chóng bị hấp dẫn bởi những việc khác, không tập trung làm 1 việc từ đầu đến cuối.
- Phối hợp, kiểm soát động tác kém: trẻ tăng động thường có hoạt động mang tính xung động tức thì, thường gây ồn ào, làm phiền người khác.
Nguyên nhân gây ra bệnh tăng động ở trẻ
- Hiện nay, vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác khiến trẻ bị tăng động. Tuy nhiên, một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu tiền sử gia đình có người từng bị tăng động thì trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đứa trẻ bình thường.
- Trẻ bị rối loạn tâm thần khi bị lạm dụng hoặc do chứng kiến gia đình tan rã cũng có khả năng bị bệnh tăng động.
- Một số yếu tố khác cũng gia tăng nguy cơ trẻ bị tăng động như tai biến lúc sinh nở, mẹ sử dụng bia, rượu, thuốc lá, ma túy,… khi đang mang thai.
Cách chăm sóc trẻ bị tăng động
- Nếu nhận thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường, các bậc phụ huynh nên sớm đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa thần kinh để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
- Bên cạnh đó cha mẹ nên tìm hiểu đế có cách giáo dục trẻ phù hợp: thường xuyên, khuyến khích động viên con. Trong lúc hướng dẫn, chỉ bảo con, cha mẹ nên dùng từ ngữ nhẹ nhàng, tránh việc quát mắng con.
- Thường xuyên ý đến trẻ tăng động để hạn chế những tổn thương cho cơ thể khi trẻ chơi hoặc hoạt động liên tục.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn phát hiện sớm bệnh tăng động ở trẻ và có hướng điều trị phù hợp nhé!
Theo khoe.online tổng hợp