Bệnh gai cột sống L4 L5: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Tác giả: Bui Ngan
Gai cột sống L4 L5 xảy ra do sự thoái hóa và tổn thương các đốt sống ở vùng thắt lưng. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi, tuy nhiên vẫn có thể xuất hiện ở người nặng cân và hoạt động sai tư thế. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh lý này trong bài viết dưới đây!
1. Bệnh gai cột sống L4 L5 là gì?
L4 và L5 là hai đốt cuối của cột sống thắt lưng, có chức năng nâng đỡ phần trên của cơ thể, đồng thời chịu áp lực của việc nâng và mang vác đồ. Đây cũng là lý do hai đốt sống này dễ bị tổn thương và thoái hóa.
Vậy bệnh gai cột sống L4 L5 là gì? Đây là tình trạng gai xuất hiện khi đốt sống bị thoái hóa dẫn đến bị hao mòn và cơ thể nhận thấy điều đó nên đã bồi đắp Canxi cho những chỗ thiếu hụt. Tuy nhiên, quá trình này diễn ra không đồng đều, một số chỗ bị thừa canxi để lâu tạo thành gai.
2. Biểu hiện bệnh gai cột sống L4 L5
Thực tế là rất ít người bệnh nhận ra mình bị gai cột sống vì hầu như chẳng có biểu hiện rõ ràng nào khi gai mới hình thành. Một thời gian sau, khi gai phát triển lớn hơn và bắt đầu cọ xát các xương khác và dây thần kinh, người bệnh mới cảm thấy những cơn đau “thấu tận trời xanh” như:
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội ở thắt lưng. Những cơn đau xuất hiện nhiều hơn khi người bệnh hoạt động và giảm khi người bệnh nghỉ ngơi. Hơn nữa, các khớp xương có sự kết nối bởi hệ thống dây thần kinh nên cơn đau sẽ lan đến những nơi khác như ở mông và các chi.
- Khi gai lớn và bắt đầu chèn ép dây thần kinh, cơ bắp sẽ yếu nhất, người bệnh thường bị tê bì chân tay, thậm chí là không thể đi lại, hoạt động như bình thường.
- Bên cạnh đó là hàng loạt các triệu chứng đổ mồ hôi, mất ngủ, chán ăn, sụt cân,… và nặng nhất là người bệnh sẽ mất kiểm soát tiểu tiện và đại tiện.
3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng gai cột sống L4 L5
Bất kỳ sự tổn thương hay thoái hóa ở cột sống thắt lưng đều sẽ dẫn đến cơ chế bồi đắp Canxi hình thành nên gai cột sống. Cụ thể:
- Quá trình thoái hóa cột sống tự nhiên ở người lớn tuổi gây ra những cơn đau thắt lưng khiến người bệnh khó khăn hơn trong đi lại và có xu hướng khòm lưng để giảm đau.
- Những người thường xuyên mang vác vật nặng gây áp lực liên tục ở vùng thắt lưng cũng dễ hình thành gai ở đốt sống L4 L5 và nhiều đốt sống khác.
- Gai cũng có thể xuất hiện với cả những người trẻ khi hoạt động, ngồi học hay làm việc sai tư thế.
- Những người gặp tai nạn, chấn thương làm sụn khớp tổn thương, có thể hình thành viêm và các gai cột sống.
- Hiện tượng lắng đọng canxi ở một số người tại vị trí đốt sống và các mô mềm xung quanh cũng tăng nguy cơ hình thành gai xương.
- Đối với những ai mắc các bệnh mạn tính ở cột sống thắt lưng, đặc biệt là viêm cột sống mạn tính sẽ có xu hướng phát triển thành gai cột sống.
4. Những cách điều trị gai đốt sống L4 L5 phổ biến hiện nay
Bệnh gai cột sống L4 L5 nếu không điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tình trạng tê cứng, yếu chi, hạn chế khả năng vận động và thậm chí có thể bị bại liệt. Chính vì vậy, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng đau nhức bất thường để được chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị gai cột sống phù hợp:
4.1. Dùng thuốc
Phương pháp này dựa trên cơ chế giảm đau đối với bệnh gai cột sống hoặc cải thiện bệnh trong trường hợp nhẹ.
Một số loại thuốc thường được kê đơn là thuốc giảm đau (paracetamol, opioid); thuốc chống viêm không chứa steroid dạng uống hoặc bôi (Diclofenac, Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib) hoặc thuốc có tác dụng làm chậm tiến trình lão hóa (Piascledine, Glucosamine sulfate, chondroitin sulphate).
Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý:
- Lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể dẫn đến kháng thuốc dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng.
- Thuốc chỉ có hiệu quả tạm thời, thành phần có thể chứa chất gây ảnh hưởng đến những cơ quan khác của cơ thể gây nên những tác dụng phụ, cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ kê đơn.
Thuốc giảm đau xương khớp là sự lựa chọn hàng đầu của các bệnh nhân khi xuất hiện các triệu chứng như tê mỏi, đau dữ dội hoặc âm ỉ các khớp. Nhờ đặc tính tiện lợi mà hiện nay có đa dạng loại thuốc giảm đau cho xương khớp,…
4.2. Phẫu thuật
Thông thường, phẫu thuật được chỉ định khi các biện pháp khác không mang lại hiệu quả hoặc khi bệnh đã chuyển nặng, có nguy cơ dẫn đến bại liệt. Bởi phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro và hạn chế như:
- Biến chứng sau phẫu thuật: nhiễm trùng, tổn thương nội tạng,…
- Gai xương vẫn có thể mọc lại ở vị trí cũ bởi đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại những chấn thương hoặc tình trạng thoái hóa cột sống.
- Chi phí thực hiện rất lớn.
Có thể bạn quan tâm: Những biến chứng cần lưu ý khi mổ cột sống
4.3. Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là một giải pháp phục hồi thể chất toàn diện có thể hỗ trợ giải quyết cơn đau và viêm, cũng như cải thiện khả năng vận động và sức mạnh. Vật lý trị liệu giải quyết những hạn chế của liệu pháp dùng thuốc và phẫu thuật với hiệu quả hồi phục cao mà không để lại tác dụng phụ.
Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một phương pháp giúp phòng ngừa cũng như điều trị và phục hồi các chức năng của cơ thể. Phương pháp này tuy không mới nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ hết tác dụng của nó. Cùng tìm hiểu…
4.4. Trị liệu thần kinh cột sống
Một liệu pháp điều trị gai cột sống dựa trên cơ chế chữa lành tự nhiên của cơ thể cực kỳ an toàn chính là Trị liệu thần kinh cột sống (tên tiếng Anh là Chiropractic). Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng tay nắn chỉnh nhẹ nhàng các đốt sống sai lệch vị trí do bị gai xương chèn ép, nhờ đó cắt hẳn những cơn đau, phục hồi chức năng hệ thần kinh cột sống một cách an toàn và hiệu quả mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.
Tại Việt Nam, phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên được cấp phép ứng dụng Chiropractic trong điều trị các bệnh lý cơ xương khớp. Nhiều ca thoái hóa cột sống thắt lưng – gai đốt sống L4 L5 ở mức độ nặng nhờ liệu trình Chiropractic kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng đã được chữa trị thành công.
Lắng nghe những kiến thức về gai cột sống và cách điều trị bằng Chiropractic của bác sĩ chuyên môn tại phòng khám ACC:
3. Cách phòng ngừa bệnh gai cột sống
Để phòng ngừa bệnh gai cột sống, bạn nên lưu ý một số điều sau:
- Tập luyện tăng cường sức khỏe: Thực hiện các bài tập tăng cường sức mạnh cho lưng và giãn cơ ít nhất hai lần một tuần. Các bài tập như plank tăng cường sức mạnh cho phần lõi (cơ bụng, cơ bên và cơ lưng) để giúp cột sống của bạn khỏe hơn.
- Gập đầu gối khi mang vác đồ: Gập đầu gối và giữ thẳng lưng khi nâng đồ để hạn chế gây áp lực lớn lên thắt lưng cũng như đầu gối của bạn.
- Giảm cân: Giảm cân cũng là điều các chuyên gia khuyên bạn áp dụng để ngăn ngừa các bệnh lý về khớp và cột sống. Bởi lẽ, chức năng chính của cột sống là nâng đỡ cơ thể, nếu trọng lượng lớn cũng sẽ gây sức ép cho cột sống trong thời gian dài.
- Giữ đúng tư thế khi học và làm việc: Tư thế khom lưng, cúi người và vắt chéo chân thường khiến mọi người cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên những tư thế này hoàn toàn không tốt cho cột sống. Thay vào đó, bạn nên ngồi thẳng lưng và chọn một chiếc ghế êm ái có độ cao phù hợp sẽ giúp phân bố đều trọng lượng cơ thể và giảm áp lực lên vùng thắt lưng.
Trên đây là những kiến thức bổ ích mà bạn nên biết về bệnh gai cột sống L4 L5. Từ việc hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh, bạn có thể phòng tránh hoặc có biện pháp điều trị đúng cách và kịp thời. Nếu đang có vấn đề về xương khớp, hãy đến với các phòng khám uy tín để có thêm lời khuyên và chọn ra liệu pháp điều trị tốt nhất, tránh lạm dụng thuốc có thể xuất hiện nhiều tác dụng phụ không mong muốn bạn nhé!