Hội chứng WPW – Wolf Parkinson White và những điều cần biết
Tác giả: huong
Bạn đã từng nghe qua cái tên hội chứng WPW – Wolf Parkinson White? Đây là một hội chứng liên quan đến hoạt động của tim mạch, với những biểu hiện rối loạn nhịp tim do tác động của những xung điện bất thường ở trong tim. Hội chứng WPW là một hội chứng rối loạn tim bẩm sinh, ảnh hưởng đến chức năng hoạt động tim mạch của người bệnh và gây ra những kích thích tác động, khiến nâng cao nguy cơ đột tử ở người bệnh.
1. Hội chứng WPW – Wolf Parkinson White là gì?
Thông thường nhịp tim ổn định của con người là từ 60-80 lần/phút, khi nhịp tim đột ngột đập nhanh hoặc chậm hơn bình thường sẽ gây ra những tác hại về chức năng hoạt động cuả tim. Trong đó hội chứng WPW chính là một trong những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim bất thường.
Xung điện thế thường hoạt động theo vận động của 4 vách ngăn tim, theo hướng từ trên xuống dưới, từ sau ra trước và từ trái sang phải, từ tâm nhĩ rồi qua nút nhĩ thất, xuống tâm thất bên dưới để kích thích cơ tim co bóp. Hội chứng WPW gây ra những xung điện bất thường trong tim, khiến nhịp tim bị rối loạn, xung điện không đi theo con đường thông thường mà bất ngờ đi nhanh xuống thẳng tâm thất, khiến tim co bóp nhanh hơn dự kiến và gây ra triệu chứng loạn nhịp tim.
Theo thống kê, ước tính trung bình có đến 17 triệu người mắc bệnh tim mạch hàng năm. Bệnh tim mạch thực sự trở thành gánh nặng cho xã hội. Chúng phát triển âm thầm qua nhiều năm ít ai nhận biết. Đến khi tạo thành cơn đau có thể…
Hội chứng WPW sau nhiều nghiên cứu khoa học đã được tìm ra một cách toàn diện bởi 3 nhà khoa học Louis Wolff, John Parkinson, Paul Dudley White vào năm 1930 và lấy cái tên hội chứng Wolf Parkinson White – hội chứng WPW theo tên 3 ông.
2. Nguyên nhân gây hội chứng Wolf Parkinson White
Hội chứng WPW là hội chứng gây ra bởi những lý do di truyền do cha hoặc mẹ có tiền sử mắc các bệnh về tim, hoặc do khiếm khuyết cấu tạo tim của người bệnh. Các đường điện phụ của hội chứng WPW cũng đã có từ khi mới sinh với xuất hiện 1 gen bất thường ở cơ thể người bệnh.
3. Biểu hiện của hội chứng WPW
Tương tự như các chứng bệnh về tim mạch và bất ổn về tim mạch khác, hội chứng WPW thường gây ra những bất ổn ban đầu như tim đập nhanh bất ngờ, cảm giác trống ngực dồn dập, hồi hộp.
Những triệu chứng đột ngột nghiêm trọng hơn nếu bệnh nhân tiếp tục sử dụng các chất kích thích, uống rượu bia, hút thuốc… gây ra những biểu hiện đau ngực, tim đập nhanh đột ngột, chóng mặt, khó thở và ngất.
Tứ chứng Fallot là triệu chứng tim bẩm sinh với những khiếm khuyết về cấu trúc tim. Bệnh thường được phát hiện vào giai đoạn tháng tuổi thứ 4 và thứ 6 của trẻ sơ sinh, gây ra những hạn chế về khả năng hoạt động của tim, ảnh hưởng…
Ở trẻ nhỏ, hội chứng WPW xuất hiện khiến trẻ thường la khóc rồi lả dần, bú kém, thở khó khăn và da luôn tím tái, nhận thấy mỏm ngực trái đập thình thịch khi chạm nhẹ vào.
4. Điều trị hội chứng WPW
Bệnh nhân mắc hội chứng WPW thường có sức khỏe khá kém, hạn chế khả năng hoạt động mạnh và có những nguy cơ bất ổn về tim. Bên cạnh những phương pháp dùng thuốc để ổn định nhịp tim, bệnh nhân cần kết hợp với bác sĩ để áp dụng chế độ sống lành mạnh nhất, đảm bảo luôn duy trì trạng thái tim ổn định.
Hội chứng WPW là một trong những hội chứng tim bẩm sinh hiếm gặp, bệnh không có nguy cơ gây ra tử vong cao nếu phát hiện và kìm hãm kịp thời. Tuy vậy cần đảm bảo duy trì trạng thái tim ổn định nhất, tránh gây xúc động mạnh cũng như sử dụng các thực phẩm không lành mạnh, các loại đồ uống có cồn nguy hiểm.
Theo khoe.online