Táo bón là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Cách trị táo bón tuy dễ thực hiện, nhưng nếu áp dụng chậm trễ có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đường hậu môn của trẻ nhỏ, nghiêm trọng hơn có thể sẽ trở thành tác nhân khiến trẻ phải đối mặt với triệu chứng trĩ về sau. Khi mẹ thấy trẻ bị táo bón phải làm sao để chữa trị kịp thời?
- Thấy trẻ sơ sinh bị tiêu chảy nên làm gì?
- Trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày có nguy hiểm hay không?
- 5 nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn

1. Nhận biết dấu hiệu khi trẻ bị táo bón
Táo bón rất dễ nhận thấy khi trẻ đi đại tiện, với những biểu hiện như đi đại tiện lâu, khó khăn, phân vón cục nhỏ và khô. Cụ thể đối với trẻ sơ sinh sẽ đi đại tiện 2 lần/ngày, trẻ đang trong giai đoạn bú mẹ đi đại tiện đi từ 2-3 ngày/lần và trẻ từ 4 tuổi trở lên đi đại tiện 3 ngày/lần.
Bạn có thể dễ dàng nhận thấy thời gian đi đại tiện của bé khá cách xa nhau, không đều đặn và trẻ thường than thở, kêu khóc vì không đi được.
Táo bón kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến bộ phận hậu môn của trẻ, đồng thời còn khiến trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, ngày càng chậm lớn, suy dinh dưỡng, thường xuyên chướng bụng, đầy hơi, nôn trớ.
2. Những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
– Với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đang trong giai đoạn bú mẹ thì những nguyên nhân như bú không đủ no, mẹ cho ăn nhiều thực phẩm mặn, cay nóng, thiếu nước.. sẽ là khiến triệu chứng táo bón xuất hiện.
– Đối với trẻ từ 3 tuổi trở lên, những lý do như uống không đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều các thực phẩm đạm, tinh bột nhưng không nạp đủ lượng thực phẩm giàu chất xơ cũng khiến bé bị táo bón.
– Những trường hợp cơ thể suy nhược do mới lành bệnh, hoặc sắp bị bệnh cũng sẽ khiến táo bón xuất hiện.

– Nặng hơn là những triệu chứng nứt hậu môn, đi ngoài co thắt hậu môn.
– Do trong quá trình điều trị một chứng bệnh nào đó trước kia, khiến trẻ phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau như kháng sinh, giảm ho có codein..
– Thường xuyên nhịn đại tiện.
– Trẻ bị dị tật bẩm sinh, có các biểu hiện tổn thương đường tiêu hóa, phình to đại tràng, bệnh suy giáp trạng…
3. Trẻ bị táo bón phải làm sao?
Bên cạnh những lời khuyên và phương pháp chữa trị của bác sĩ, thì mẹ cũng có thể áp dụng những phương pháp an toàn sau đây để hỗ trợ giúp làm giảm táo bón nhanh chóng hơn.
– Bù nước: Cho trẻ uống lượng nước đủ mỗi ngày, để thanh lọc cơ thể.
Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi còn đang bú mẹ có thể không cần uống quá nhiều nước, chỉ cần từ 100-200ml nước mỗi ngày nếu thấy các triệu chứng táo bón.
Trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm thì có thể cho uống 200-300 ml nước mỗi ngày.
Trẻ từ 1-3 tuổi nên cung cấp đủ một lượng 1000ml nước vào cơ thể.
Trong khi trẻ lớn hơn 10 tuổi cần nạp đủ một lượng nước từ 1,500 – 2,000 ml nước.
Để tăng tính hiệu quả hơn, nếu trẻ bị táo bón trong giai đoạn vẫn còn bú mẹ thì mẹ cũng có thể bù nước cho chính mình bằng việc uống từ 2,5 đến 3 lít nước mỗi ngày, cũng như bổ sung thêm các thực phẩm giàu đạm để thanh lọc cơ thể, mang lại nguồn sữa nhiều dinh dưỡng hơn nữa cho bé.
– Bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, có tính giải nhiệt
Do trong cơ thể trẻ có những rối loạn về hệ thống tiêu hóa, việc chọn lựa những thực phẩm giúp kích thích tiêu hóa là rất cần thiết. Đặc biệt những thực phẩm có nhiều chất xơ không chỉ cung cấp những dưỡng chất cần thiết để giải nhiệt cho cơ thể, mà còn giúp hệ thống đường ruột và bài tiết của trẻ được ổn định.
Nếu trẻ còn quá nhỏ, các mẹ có thể ép rau củ lấy nước và cho uống từ 1-2 thìa mỗi ngày. Trong giai đoạn trẻ đang ăn dặm, có thể chế biến các loại rau củ thành những món ăn thanh đạ, không nhiều dầu mỡ như cháo rau củ, soup khoai, soup cà rốt… hoặc chế biến những loại cháo, soup kết hợp nhiều loại rau củ với nhau cho bé ăn dặm thành nhiều bữa trong ngày.
Việc tập thói quen cho bé ăn rau củ và trái cây thường xuyên sẽ giúp bé khi lớn có thể tự chọn lựa ăn các loai rau củ, mà không cần bạn phải nhắc nhở quá nhiều. Tuy vậy những loại trái cây có tính nóng, vị chua và chát nhiều thì không nên cho bé ăn thường xuyên, bởi có thể làm hại dạ dày của trẻ về sau.
– Bôi dung dịch natri bạc 2% cho trường hợp táo bón lâu ngày, dẫn đến nứt hậu môn
Nhiều trẻ bị táo bón kéo dài thường xuyên rặn nhiều khiến hậu môn bị ảnh hưởng, nứt toác khiến việc bổ sung các giải pháp trên vẫn không thể khỏi, thì mẹ cũng có thể áp dụng giải pháp sử dụng các loại thuốc bôi, thụt tháo. Tuy vậy những loại thuốc này chắc chắn cần phải có được sự phê duyệt của bác sĩ.
Táo bón là một trong những triệu chứng rất dễ gặp phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Việc phát hiện sớm và áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời sẽ giúp trẻ ổn định lại hệ tiêu hóa nhanh chóng hơn. Những trường hợp táo bón kéo dài từ một tuần trở lên nên được mẹ quan tâm và áp dụng ngay các phương pháp chữa trị thích hợp để có thể ổn định lại hệ tiêu hóa của trẻ.
Theo khoe.online tổng hợp