Gù lưng có chữa được không và cách triệu trị như thế nào?
Tác giả: Nguyễn Huy
Gù lưng là một bệnh lý cột sống phổ biến có thể gặp ở người già, người trẻ và cả trẻ em. Bệnh khiến cột sống lưng cong đều, hai vai đổ nhiều về phía trước cùng triệu chứng đau lưng, cứng khớp. Vậy gù lưng có chữa được không? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả như thế nào? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu giải đáp chi tiết nhé!
1. Gù lưng gây nhiều ảnh hưởng nếu không điều trị kịp thời, đúng cách?
Gù lưng (Kyphosis) là tình trạng phần lưng trên bị biến dạng, cong quá mức về phía trước. Bệnh không chỉ gây đau, nhức mỏi mà có thể tiến triển nghiêm trọng gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe, cụ thể:
- Hô hấp khó khăn: Chứng gù lưng liên quan đến sự thay đổi trong cấu trúc đốt sống. Theo thời gian, cấu trúc sai lệch sẽ tạo thành áp lực đè nặng lên các cơ quan xung quanh, trong đó có phổi. Điều này khiến người bệnh có biểu hiện hít thở khó khăn.
- Hạn chế vận động: Sự thay đổi trong cấu trúc xương khớp – cột sống có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng cơ lưng. Điều này khiến người bệnh bị hạn chế khả năng vận động, gặp khó khăn khi đi bộ, đứng lên khỏi ghế, lái xe, ngả lưng xuống giường,…
- Gây vấn đề tiêu hóa: Gù lưng có thể gây chèn ép đường tiêu hóa, khiến bệnh nhân gặp vấn đề trong ăn uống như khó nuốt thức ăn, trào ngược axit dạ dày,…
- Ảnh hưởng ngoại hình: Gù cột sống làm dáng người khom lại, phần lưng trên cong ra phía trước khiến người bệnh cảm thấy tự ti vì ngoại hình không cân đối.
Gù lưng khiến cột sống biến dạng, cong quá mức về phía trước gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt.
2. Gù lưng có chữa được không? Nên điều trị thế nào cho hiệu quả?
Bệnh gù lưng có thể chữa được. Tùy vào nguyên nhân và loại gù lưng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị gù lưng được áp dụng phổ biến:
2.1 Sử dụng thuốc
Với bệnh gù lưng, người bệnh có thể được chỉ định sử dụng một số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc giảm đau chẳng hạn như Naproxen sodium, Ibuprofen và Acetaminophen.
- Thuốc điều trị loãng xương có thể giúp ngăn ngừa tình trạng gãy xương cột sống ở người cao tuổi (một trong những nguyên nhân có thể làm nặng thêm bệnh gù lưng).
2.2 Vật lý trị liệu chữa gù lưng
Vật lý trị liệu được xem là cách giảm hiệu quả bệnh gù lưng. Cụ thể, phương pháp giúp duy trì, cải thiện và hồi phục chức năng vận động của cơ thể, đồng thời giảm đau nhanh chóng. Theo đó, tùy vào tình trạng gù lưng mà bác sĩ có thể chỉ định một số bài tập kéo giãn hoặc sử dụng các liệu pháp nhiệt, sóng âm, nhiệt, xoa bóp,… để giảm đau lưng và giúp cột sống linh hoạt hơn.
2.3 Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic)
Trị liệu Thần kinh Cột sống (Chiropractic) được đánh giá là lành tính, phù hợp cho mọi trường hợp gù lưng từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Với thao tác nắn chỉnh bằng tay, bác sĩ điều chỉnh cột sống sai lệch về đúng vị trí. Đồng thời giải phóng chèn ép lên rễ thần kinh và kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể. Qua đó, không chỉ cấu tạo tự nhiên của cột sống khôi phục mà cơn đau nhức cũng giảm dần và biến mất một cách tự nhiên mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.
Phòng khám ACC tự hào là đơn vị chuyên khoa Thần kinh Cột sống đầu tiên tại Việt Nam, sử dụng kết hợp phương pháp Chiropractic và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng với thiết bị trị liệu vận động chủ động ATM2, Sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV,… trong điều trị gù lưng. Qua đó giúp nhiều bệnh nhân thoát khỏi cơn đau nhức, phục hồi cả chức năng vận động và ngoại hình.
Hơn nữa, ACC sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên khoa 100% nước ngoài giàu kinh nghiệm, giúp kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh gù lưng. Dựa vào kết quả, bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị cá nhân hóa, hiệu quả tối ưu cho từng bệnh nhân.
Bác sĩ trực tiếp thực hiện nắn chỉnh cột sống Chiropractic cho bệnh nhân, từ đó giúp giảm đau xương khớp tận gốc, an toàn.
2.4 Đeo đai chỉnh tư thế
Đeo đai không chỉ duy trì tư thế đúng khi ngồi hoặc đứng, đồng thời giúp giảm áp lực lên cột sống và nắn xương bị lệch dần về tư thế chuẩn. Do đó, khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu bạn nên đeo đai chỉnh tư thế để tăng hiệu quả giảm gù lưng.
Tuy nhiên, đeo đai chỉnh tư thế chỉ có khả năng ngăn chặn bệnh gù lưng tiến triển thêm và khôi phục được cong sinh lý của cột sống cho trẻ em. Với người lớn, phương pháp kết hợp bài tập kéo giãn và đeo đai không đạt hiệu quả như mong đợi hoặc sẽ cần nhiều thời gian. Do đó, người trưởng thành bị gù cột sống nên áp dụng phương pháp điều trị hữu hiệu hơn.
2.5 Điều trị phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật được áp dụng khi bệnh gù lưng tiến triển đến mức gây chèn ép tủy sống hoặc các cơ quan xung quanh. Tuy nhiên, tương tự những hình thức điều trị xâm lấn khác, phẫu thuật chữa gù lưng mang lại nhiều rủi ro biến chứng như:
- Tổn thương rễ thần kinh gây tê ngứa, thậm chí là liệt tứ chi.
- Mạch máu gần khu vực cột sống bị gù có thể bị thương tổn dẫn đến xuất huyết.
- Nhiễm trùng vết mổ.
Vì vậy, bác sĩ chỉ đề xuất phẫu thuật chữa gù lưng khi bệnh tiến triển nghiêm trọng, đồng thời bệnh nhân không đáp ứng tốt với phác đồ điều trị trước đó. Do đó, người bệnh cần cân nhắc và thăm khám bác sĩ để đưa ra tư vấn chữa gù lưng lành tính, ít xâm lấn.
Phương pháp phẫu thuật chữa gù lưng chỉ áp dụng khi các cách điều trị khác không đạt hiệu quả.
3. Làm thế nào để ngăn ngừa lưng bị gù?
Bạn có thể phòng ngừa nguy cơ bệnh gù lưng bằng cách duy trì tư thế tốt trong sinh hoạt như sau:
- Giữ lưng thẳng khi ngồi, đi đứng và tránh khom lưng thời gian dài.
- Hạn chế mang vác đồ nặng.
- Đảm bảo bán ghế, không gian làm việc hợp lý, không phải khom người về phía trước khi ngồi.
- Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung thực phẩm giàu canxi (hạt chia, hạt vừng, phô mai, cá hồi,…); vitamin D (cá trích, cá mòi, nấm, sữa chua,…) nhằm duy trì hệ xương chắc khỏe.
- Bạn nên từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá vì có thể làm giảm mật độ xương.
- Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên để giúp duy trì sự dẻo dai, linh hoạt của lưng cũng như hệ xương khớp. Một số hoạt động bạn nên tập luyện như bơi lội, chạy bộ, yoga,…
Bài viết trên giải đáp được thắc mắc gù lưng có chữa được không cũng như cách điều trị hiệu quả. Có thể thấy, bệnh sẽ hồi phục nếu chữa trị đúng thời điểm và đúng cách. Do đó, nếu bạn nghi ngờ cột sống có dấu hiệu xong quá mức về phía trước, đừng ngần ngại tìm đến cơ sở y tế uy tín để được đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm thăm khám, chẩn đoán và tư vấn cách điều trị thích hợp nhé!