Thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không và lưu ý gì khi luyện tập?
Tác giả: Ngọc Thảo
Bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không là băn khoăn của nhiều người do đặc thù của bệnh lý thường gây đau nhức khi vận động. Hơn nữa, nếu tập luyện không đúng cách cũng có thể làm bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên, đồng thời chia sẻ những lưu ý để đi bộ cải thiện sức khỏe đúng cách. Cùng tìm hiểu ngay.
1. Bị thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không?
Thoái hóa đốt sống lưng là tình trạng sụn khớp và đĩa đệm ở các cột sống thắt lưng (từ L1 đến L5) bị tổn thương, đồng thời phần xương dưới sụn và màng hoạt dịch bị thay đổi cấu trúc do mất nước hoặc lão hóa. Đây là bệnh lý xương khớp tiến triển chậm, tăng dần về cấp độ và có thể gây đau âm ỉ vùng thắt lưng, cứng cột sống,… khiến người bệnh gặp khó khăn khi vận động.
Cơn đau do thoái hóa đốt sống lưng có thể tăng lên khi vận động, nên người bệnh thường có tâm lý lo ngại khi tập luyện tại nhà. Nhưng bên cạnh điều trị theo phác đồ của bác sĩ, việc vận động phù hợp cũng hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Trong đó, đi bộ là hoạt động đơn giản, nhẹ nhàng với cột sống nên được nhiều người áp dụng để rèn luyện sức khỏe.
Tuy nhiên liệu người bị thoái hóa đốt sống lưng đi bộ có tốt không? Theo bác sĩ Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic phòng khám ACC, đi bộ đúng cách với tần suất phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người thoái hóa đốt sống lưng.
Người bệnh thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ? Bệnh nhân có thể tập luyện đi bộ để cải thiện tình trạng đốt sống bị thoái hóa.
2. Lợi ích của việc đi bộ đối với người bị thoái hóa đốt sống lưng
Cùng tìm hiểu những lợi ích mà hoạt động đi bộ mang đến cho người thoái hóa đốt sống lưng:
- Tăng cường khả năng chịu lực của cột sống: Khi đi bộ, cột sống và các cơ xung quanh được kéo giãn và tăng cường sức mạnh. Điều này giúp cải thiện khả năng chịu lực, giảm nguy cơ chấn thương do cột sống yếu.
- Tăng tốc độ phục hồi tổn thương: Đi bộ giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này đảm bảo các khớp xương, cơ, dây thần kinh,… nhận đủ dinh dưỡng, từ đó phục hồi các tổn thương ở vùng cột sống thắt lưng.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp và cột sống: Khi đi bộ đúng cách, sức mạnh cơ bắp vùng chân, bụng, hông và cột sống được tăng cường, giúp giảm cơn đau ở khu vực đốt sống lưng.
- Tăng lưu thông máu: Đi bộ giúp tuần hoàn máu thuận lợi và giãn nở mạch màu, tăng cường cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho mô mềm, cột sống lưng.
- Hỗ trợ đào thải độc tố: Hoạt động đi bộ hỗ trợ đào thải độc tố sinh lý do cơ bắp tạo ra trong quá trình co giãn. Những chất độc này tích tụ ở các mô cơ tại lưng dưới, ảnh hưởng không tốt đến khớp và bệnh thoái hóa đốt sống lưng.
- Kiểm soát cân nặng: Đi bộ thường xuyên giúp kiểm soát cân nặng, hạn chế tình trạng thừa cân làm tăng áp lực cho cột sống và đĩa đệm.
3. Các lưu ý khi đi bộ cho người thoái hoá đốt sống lưng
Đi bộ chỉ mang lại lợi ích khi người bệnh thực hiện đúng cách. Vì nếu đi bộ sai tư thế, quá sức có thể gây căng thẳng cho cột sống, làm cho tình trạng tổn thương đốt sống lưng trở nên nghiêm trọng hơn.
Để hỗ trợ tốt quá trình chữa bệnh, bệnh nhân cần lưu ý một số nguyên tắc đi bộ dưới đây:
- Trang bị giày, quần áo phù hợp: Bạn nên sử dụng vừa vặn, có đệm gót để giúp giảm áp lực lên đôi chân và hạn chế chấn thương trong quá trình đi bộ. Đồng thời, bạn hãy chọn quần áo thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt để quá trình vận động thuận lợi hơn.
- Khởi động nhẹ nhàng trước khi tập luyện: Bạn nên thực hiện các động tác khởi động khớp gối, vùng hông và lưng để làm nóng cơ thể, thư giãn cột sống và hạn chế chấn thương.
- Chú ý tư thế đi bộ: Khi đi bộ, bạn phải giữ lưng thẳng, vai thả lỏng, mắt nhìn thẳng về phía trước, ngực ưỡn; cằm song song với mặt đất. Đồng thời, cánh tay đánh nhẹ nhàng, tự nhiên; mũi chân và bắp chân vuông góc với nhau.
- Cường độ tập luyện hợp lý: Người bệnh nên luyện tập đi bộ khoảng 5 phút/ngày, khi cơ thể đã quen thì tăng thời gian đi bộ lên 7 – 10 phút/ngày và 20 – 30 phút/ngày.
- Điều hòa hơi thở đều đặn: Khi đi bộ, bệnh nhân nên tập hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng để tránh mất quá nhiều sức.
- Chú ý tốc độ đi bộ: Lúc mới bắt đầu, bạn nên đi bộ chậm, sau đó đi nhanh hơn với bước đi nhẹ nhàng và dứt khoát.
- Dừng lại khi thấy đau chân: Nếu cảm thấy đau chân sau một thời gian đi bộ, bạn có nguy cơ bị bàn chân bẹt. Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh để tình trạng tiến triển nặng gây viêm đau hay thoái hóa khớp gối.
Khi đi bộ người bệnh cần trang bị quần áo thoải mái, giày chuyên dụng, đồng thời thực hiện tư thế đi bộ đúng với tần suất phù hợp.
4. Cách chữa thoái hóa đốt sống lưng tận gốc không dùng thuốc, phẫu thuật
Đi bộ hay tập luyện tại nhà là giải pháp hỗ trợ cải thiện bệnh, quan trọng nhất là cần thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Việc tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây thoái hóa đốt sống lưng sẽ giúp giảm đau nhanh và người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.
Hiện nay, Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic được đánh giá là cách điều trị thoái hóa đốt sống lưng an toàn, hiệu quả cao mà không dùng thuốc hay phẫu thuật. Theo đó, bác sĩ sẽ sử dụng lực bàn tay cùng kỹ thuật chuyên khoa để nắn chỉnh những đốt sống sai lệch trở về đúng vị trí. Qua đó, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép và kích thích cơ chế tự làm lành của cơ thể. Nhờ đó, người bệnh nhanh chóng thoát khỏi các cơn đau đốt sống lưng.
Phòng khám ACC là đơn vị đầu tiên áp dụng phương pháp Chiropractic trong điều trị thoái hóa đốt sống lưng. Hơn nữa, để giúp bệnh nhân nhanh chóng quay trở lại cuộc sống bình thường và đảm bảo hiệu quả điều trị dài lâu, ACC còn kết hợp Chiropractic với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng và liệu trình Pneumex PneuBack có khả năng giảm áp cột sống và phục hồi các mô tổn thương hiệu quả. Qua đó giúp người bệnh khôi phục khả năng vận động tốt hơn, sớm quay về cuộc sống bình thường.
Kết hợp Trị liệu Thần kinh Cột sống và Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng là phương pháp điều trị bệnh thoái hóa đốt sống lưng tối ưu.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc thoái hóa đốt sống lưng có nên đi bộ không. Nhìn chung, bệnh nhân có thể đi bộ nhưng cần đảm bảo luyện tập đúng cách để xoa dịu tình trạng đau nhức đốt sống lưng, hạn chế chấn thương. Tuy nhiên, vì đi bộ không thể điều trị nguyên nhân cốt lõi gây thoái hóa đốt sống lưng nên người bệnh cần phối hợp với liệu pháp y khoa hiện đại không dùng thuốc hay phẫu thuật như Trị liệu Thần kinh Cột sống nhé!