Vì sao đầu ngón tay đau như kim châm và cách chữa hiệu quả

Tác giả: Ngọc Thảo

Đầu ngón tay đau nhức như kim châm không chỉ gây bất tiện trong sinh hoạt, mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu chủ quan không thăm khám, điều trị kịp thời bệnh sẽ tiến triển nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy chính xác đau đầu ngón tay như bị kim châm là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu ngay bạn nhé! 

1. Tìm hiểu đau đầu ngón tay như kim châm là gì?

Đau đầu ngón tay như kim châm có thể gặp phải ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Khi gặp tình trạng này, bạn sẽ có cảm giác đầu ngón tay có cảm giác châm chích như có ai đó dùng kim chạm nhẹ vào ngón tay. Bên cạnh cảm giác đau, đôi khi bạn còn cảm thấy ngứa đầu ngón tay, nóng rát, yếu cơ tay,…

Hiện tượng đau đầu ngón tay có thể xuất hiện thỉnh thoảng hoặc liên tục khiến bạn gặp bất tiện trong sinh hoạt. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời.

Tại sao đầu ngón tay đau như kim châm?

Đầu ngón tay bị đau như kim châm khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.

2. Nguyên nhân khiến đầu ngón tay đau như kim châm

Tình trạng đầu ngón tay bị đau như kim châm xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

2.1 Hoạt động tay quá nhiều trong thời gian dài

Nếu bạn vận động ngón tay mạnh, liên tục trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng đau đầu ngón tay. Tình trạng này thường xuất hiện ở những người lao động tay chân, mang vác nhiều vật nặng hay nhân viên văn phòng phải đánh máy liên tục, thợ may, thuê,…

2.2 Cố định một tư thế quá lâu

Việc cố định một tư thế cầm, nắm, kê tay quá lâu sẽ khiến máu huyết không lưu thông, ứ đọng. Điều này có thể gây ra cảm giác tê đau ở đầu ngón tay như bị kim châm.

2.3 Ảnh hưởng từ thời tiết

Thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân khiến đầu ngón tay bị đau. Cụ thể, khi thời tiết chuyển lạnh hoặc mưa, nhiều người gặp tình trạng tê bì tay chân, đau âm ỉ như kim châm ở ngón tay.

2.4 Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi không gian bên trong ống cổ tay bị hẹp lại, gây tổn thương dây thần kinh giữa. Đây là dây thần kinh kiểm soát hoạt động và xúc giác của tay, trong đó có đầu ngón tay. Theo đó, khi bị hội chứng này người bệnh sẽ có cảm giác đau đầu ngón tay như kim châm, thậm chí là rất đau và tê cứng.

2.5 Thoái hóa khớp ngón tay

Đau đầu ngón tay có thể là biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp ngón tay. Cụ thể, các khớp và đốt ngón tay bị thoái hóa sẽ dẫn đến tình trạng bào mòn sụn khớp. Do đó, khi người bệnh hoạt động ngón tay hai đầu xương cọ vào nhau gây đau ở đầu ngón tay.

Điều trị đầu ngón tay đau như kim châm

Thoái hóa khớp ngón tay có thể gây đau châm chích ở đầu ngón tay.

2.6 Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (RA) là một dạng rối loạn tự miễn gây ra hiện tượng viêm sưng, đau nhức và cứng các khớp. Nếu bệnh không được điều trị sớm có thể tiến triển nặng, khiến đầu ngón tay bị đau, tê bì, ngứa và nóng.

2.7 Thoái hóa cột sống

Khi bị thoái hóa cột sống, đĩa đệm có thể lệch khỏi vị trí đốt sống và chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh. Theo đó, dây thần kinh chịu trách nhiệm dẫn truyền tín hiệu đi đến ngón tay cũng bị ảnh hưởng, gây ra hiện tượng các đầu ngón tay bị tê và đau.

2.8 Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ

Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ là một trong những nguyên nhân gây đau đầu ngón tay phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi phần nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi, chèn ép vào ống sống và các rễ thần kinh. Điều này dẫn đến hiện tượng đau, tê ngón tay, khiến vận động của bộ phận bị hạn chế.

2.9 Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là chứng rối loạn xử lý tín hiệu đau ở não bộ, khiến người bệnh bị đau, tê và ngứa ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, trong đó có đầu ngón tay. Triệu chứng chính của đau cơ xơ hóa bao gồm tê đầu ngón tay, đau nhức dữ dội và lan rộng; rối loạn giấc ngủ; đau nửa đầu;…

2.10 Các bệnh lý khác

Ngoài những nguyên nhân trên, tình trạng đầu ngón tay đau như kim châm còn xuất phát từ một số bệnh lý khác như:

  • Bệnh tiểu đường.
  • Bệnh Raynaud.
  • Đột quỵ.
  • U nang hạch.
  • HIV/AIDS.
  • Bệnh đa xơ cứng.
  • Chấn thương vai.
  • Bệnh nhiễm trùng như bệnh lyme hoặc giang mai.
  • Thiếu hụt Vitamin B12.
  • Bệnh Hansen (bệnh phong).
  • Gãy cổ tay hoặc bàn tay.

3. Chẩn đoán tình trạng tê đầu ngón tay như kim châm

Khi nhận thấy cơn đau ở đầu ngón tay liên tục kéo dài, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa xương khớp để được chẩn đoán bệnh. Những phương pháp chẩn đoán bệnh phổ biến như:

3.1 Khám lâm sàng

Bác sĩ sẽ cho bệnh nhân thực hiện quy trình thăm khám lâm sàng như hỏi về tiền sử bệnh lý trước đó, thuốc đang sử dụng, công việc đang làm hàng ngày,… Sau đó, bác sĩ tiến hành kiểm tra khả năng vận động của cánh tay, bàn tay và ngón tay để phát hiện dấu hiệu bất thường có thể khiến đầu ngón tay vị đau.

3.2 Chẩn đoán cận lâm sàng

Ngoài việc thực hiện khám lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh bằng phương pháp cận lâm sàng để xác định chính xác nguyên nhân bệnh. Có hai phương pháp chẩn đoán gồm có:

  • Chụp X-quang bàn tay để xem các khu vực xương ở cổ tay và ngón tay để xem khớp ngón tay, cổ tay có bị trật khỏi vị trí.
  • Chụp MRI khung chậu (chụp cộng hưởng từ) để xem liệu dây thần kinh có bị chèn ép hay không.
  • Xét nghiệm điện cơ để đánh giá hệ thần kinh của cơ thể có tổn thương không.
  • Xét nghiệm máu để đánh giá các tình trạng như viêm khớp dạng thấp, thiếu vitamin B12.

4. Cách điều trị đau đầu ngón tay như kim châm

Để cải thiện cơn đau đầu ngón tay, người bệnh có thể áp dụng những phương pháp sau:

4.1 Massage

Với những cơn đau đầu ngón tay nhẹ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp massage để cải thiện tình trạng. Theo đó, bạn dùng một lực nhẹ thực hiện các động tác xoa, vuốt đầu ngón tay, cổ tay và cánh tay. Cách này sẽ giúp máu ở các khu vực này lưu thông thuận lợi, từ đó hạn chế cơn tê, đau ở đầu ngón tay.

Đầu ngón tay đau như bị kim châm

Massage ngón tay giúp tăng tuần hoàn máu, hỗ trợ giảm cảm giác tê đau ở đầu ngón tay.

4.2 Ngâm tay trong nước ấm

Ngâm tay trong nước ấm có tác dụng giãn cơ và dây chằng, thúc đẩy lưu thông máu, từ đó giảm tê, đau đầu ngón tay nhanh chóng. Để đạt hiệu quả giảm đau, bạn hãy ngâm tay vào chậu nước ấm trong khoảng 10 – 15 phút.

4.3 Sử dụng thuốc giảm đau không chứa steroid

Thuốc chống viêm không có steroid (NSAIDs) như aspirin, ibuprofen,… có thể giúp giảm đau đầu ngón tay nhanh chóng. Tuy nhiên, tác dụng của thuốc NSAIDs chỉ tạm thời giảm triệu chứng đau nhức ở đầu ngón tay chứ không có khả năng điều trị tận gốc cơn đau. Hơn nữa, thuốc sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn lên dạ dày, tim mạch, thận,… Do đó, bạn chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

4.4 Phẫu thuật

Phẫu thuật là thủ thuật điều trị xâm lấn có khả năng chữa lành tổn thương ở dây thần kinh gây đau đầu ngón tay. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn điều trị hàng đầu vì tiềm ẩn rủi ro nhiễm trùng, tổn thương mao mạch dẫn đến xuất huyết nghiêm trọng. Ngoài ra, tình trạng đau đầu ngón tay vẫn có khả năng tái phát sau phẫu thuật.

4.5 Vật lý trị liệu hỗ trợ giảm đau

Bạn có thể thực hiện các bài tập vật lý trị liệu nhẹ nhàng để tăng lưu thông máu ở khu vực bàn tay và ngón tay. Qua đó, tình trạng tê bì, đau nhức ở đầu ngón tay cũng được cải thiện. Một số bài tập bạn có thể áp dụng như:

  • Bài tập 1: Duỗi các ngón tay căng hết mức có thể trong 10 giây rồi thả lỏng, lặp lại động tác 5 – 7 lần.
  • Bài tập 2: Quay nhẹ cổ tay theo chiều kim đồng hồ 10 vòng rồi lặp lại với chiều ngược lại.

4.5 Trị liệu Thần kinh Cột sống Chiropractic

Trị liệu Thần kinh Cột sống – Chiropractic được đánh giá là cách điều trị đau đầu ngón tay an toàn, hiệu quả cao không cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Cột sống sẽ nắn chỉnh cấu trúc sai lệch của cột sống về lại đúng vị trí ban đầu. Từ đó, giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, đồng thời kích thích cơ chế tự chữa lành tổn thương ở dây thần kinh của người bệnh. Nhờ vậy, các cơn đau nhức đầu ngón tay giảm dần và biến mất hoàn toàn.

Hiện nay, phòng khám ACC là đơn vị tiên phong ứng dụng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống và Vật lý Trị liệu (tia laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave…) – Phục hồi Chức Năng Pneumex độc quyền tại Đông Nam Á. Liệu trình điều trị tại ACC được thiết kế cá nhân hóa và luôn có bác sĩ ACC theo dõi sát sao mức độ cải thiện và điều chỉnh cho phù hợp. Nhờ đó, người bệnh giảm đau đầu ngón tay và dễ dàng thực hiện các động tác sinh hoạt hàng ngày.

Đầu ngón tay đau như kim châm

Bác sĩ trực tiếp thực hiện liệu pháp Chiropractic nhằm giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, từ đó giảm đau đầu ngón tay tận gốc, an toàn.

5. Cách phòng ngừa đau đầu ngón tay như kim châm

Ngoài tìm hiểu cách điều trị, người bệnh cũng nên bỏ túi một số cách ngăn ngừa đau đầu ngón tay sau:

  • Không hoạt động bàn tay, ngón tay cố định hoặc liên tục trong thời gian dài.
  • Thường xuyên xoa bóp ngón tay, bàn tay và cổ tay để máu lưu thông thuận lợi, tránh tình trạng tê bì và đau nhức.
  • Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh, đặc biệt là khu vực cổ, cột sống.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B như rau có màu xanh đậm, sữa, cây họ đậu, cá hồi,…
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, nếu làm văn phòng bạn nên ưu tiên bài tập cho cột sống cổ và tay.
  • Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện các bệnh lý và điều trị kịp thời.

Nhìn chung, đầu ngón tay đau tê như kim châm có thể có dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Người bệnh cần can thiệp sớm, tránh tình trạng bệnh âm thầm tiến triển đến giai đoạn nặng khiến việc điều trị khó khăn hơn. Tốt nhất, khi nhận thấy các dấu hiệu tê mỏi, châm chích đầu ngón tay thì bạn hãy chủ động đến bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám và điều trị sớm nhất.