Vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm L4 L5 và những điều cần biết
Tác giả: Nguyễn Huy
Vật lý trị liệu là một trong những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5 được nhiều bác sĩ đánh giá cao hiện nay. Vậy phương pháp vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả như thế nào? Có các loại hình vật lý trị liệu nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này!
1. Vì sao nên điều trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 bằng phương pháp vật lý trị liệu?
Vật lý trị liệu mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5 như:
- Giảm áp lực lên dây thần kinh: Các động tác trong vật lý trị liệu giúp giải phóng dây thần kinh bị chèn ép, giảm đau nhức khó chịu cho người bệnh.
- Tăng cường sức mạnh cơ bắp: Các bài tập vật lý trị liệu hỗ trợ tăng tính linh hoạt của xương khớp, phục hồi sức mạnh và sức bền cho cơ bắp hiệu quả.
- Tăng cường máu, nước, dưỡng chất đến cột sống: Phương pháp điện trị liệu trong vật lý trị liệu hỗ trợ làm giãn mạch máu, nhờ đó tăng cường lưu thông máu chứa oxy và dưỡng chất đến các bộ phận trong cơ thể, đặc biệt là đĩa đệm nằm giữa đốt sống L4 và L5.
- Nâng cao sự dẻo dai của cơ thể: Thường xuyên tập vật lý trị liệu sẽ giúp cơ thể người bệnh tăng tính dẻo dai và linh hoạt. Nhờ đó, bệnh nhân có thể vận động dễ dàng, linh hoạt hơn.
Vật lý trị liệu là phương pháp chữa trị thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả mà không cần dùng đến thuốc và phẫu thuật.
2. Các hình thức vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm L4 L5
Dưới đây là những loại hình vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm L4 và L5 phổ biến:
2.1 Trị liệu bằng nước
Đây là phương pháp sử dụng nước để tác động lên bề mặt cơ thể, giúp kích thích các thụ cảm thần kinh, tăng tuần hoàn máu đến vị trí tổn thương. Bên cạnh đó, liệu pháp ngâm nước nóng và lạnh xen kẽ còn hỗ trợ giảm đau, nhức mỏi tốt.
2.2 Kéo giãn giảm áp cột sống bằng máy
Liệu pháp kéo giãn giảm áp cột sống bằng máy có khả năng tạo ra áp lực ngay trong lòng đĩa đệm, giúp đưa nhân nhầy đĩa đệm chuyển dịch về vị trí tự nhiên ban đầu. Qua đó, nhân đĩa đệm không còn chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh gây ra đau cho người bệnh. Nhờ đó, bệnh nhân không còn đau, khó chịu và nhanh chóng hồi phục bệnh.
2.3 Các phương pháp điện trị liệu
Điện trị liệu bao gồm các liệu pháp như:
- Sóng ngắn: Phương pháp giúp tăng cường tuần hoàn trong các mô sâu, từ đó tăng dinh dưỡng đến các vùng tổn thương, giảm viêm, giảm đau nhanh chóng.
- Siêu âm: Các sóng siêu âm thâm nhập vào sâu bên trong đĩa đệm nhằm gia tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy quá trình phục hồi. Đồng thời, phương pháp này còn giúp kháng viêm, giảm tần suất và mức độ của các cơn đau đĩa đệm.
- Kích thích xung điện: Liệu pháp kích thích xung điện có tác dụng ức chế dây dẫn truyền thần kinh lên não, từ đó giảm đau và góp phần hồi phục chức năng của đĩa đệm.
- Tia laser cường độ cao: Với cường độ cao, bước sóng rộng, tia laser giúp phục hồi thương tổn ở rễ dây thần kinh, đồng thời giảm sưng viêm mô mềm và đẩy nhanh phục hồi từ bên trong đĩa đệm.
Phương pháp điện trị liệu giúp làm giảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm nhanh chóng, hiệu quả.
2.4 Nhiệt trị liệu
Trị liệu bằng nhiệt gồm có hai loại là nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Trong đó:
- Trị liệu nhiệt nóng: Liệu pháp hỗ trợ làm giãn mạch, thư giãn cơ, tăng tuần hoàn máu, giúp giảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm L4 L5 gây ra.
- Trị liệu lạnh: Liệu pháp giúp co mạch, giảm khả năng dẫn truyền của dây thần kinh, giảm sưng viêm, phù nề và cảm giác đau (đặc biệt là đau cấp tính).
2.5 Vận động trị liệu
Đây là phương pháp quan trọng trong việc điều trị tổn thương đĩa đệm cột sống thắt lưng L4 L5. Bởi các bài tập vận động giúp giãn cơ và tăng cường sức mạnh cho nhóm cơ lưng bị yếu. Qua đó, hỗ trợ khôi phục lại sự cân bằng cho hệ xương khớp bị vỡ do tư thế xấu và thói quen sinh hoạt không khoa học. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hiện các bài tập vật lý trị liệu dưới sự hướng dẫn và hỗ trợ của các chuyên viên để đảm bảo an toàn, đạt hiệu quả điều trị cao.
3. Gợi ý các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm L4 L5 hiệu quả
Dưới đây là một số bài tập vật lý trị liệu dành cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm L4 L5:
4.1 Bài tập “tư thế rắn hổ mang”
Cách thực hiện:
- Nằm úp, hai tay chống xuống sàn và đặt gần sát ngực.
- Hít sâu, từ từ dùng lực cánh tay đẩy người thẳng lên.
- Mắt nhìn thẳng, cánh tay duỗi thẳng, đẩy bả vai ra sau, mở ngực và duy trì hút thở đều.
- Giữ tư thế này trong 30 phút, lặp lại động tác từ 2 – 3 lần.
Tư thế rắn hổ mang sẽ giúp kéo giãn và sắp xếp đĩa đệm lại vị trí ban đầu, từ đó giảm đau nhức hiệu quả.
4.2 Bài tập với dây đàn hồi
- Cột cố định dây tập vào một vị trí.
- Dùng tay kéo dây về 1 bên sao cho tay thẳng phía trước, song song mặt đất và không di chuyển hông.
- Kéo đến khi thấy cơ eo căng thì dừng lại và giữ yên trong 5 giây, thực hiện động tác 10 lần.
4.3 Bài tập với bóng
- Để chân lên bóng và điều chỉnh tư thế để tạo thành đường thẳng từ đầu đến mũi chân.
- Lưu ý giữ thăng bằng vùng hông chậu.
- Giữ tư thế trong 5 giây, thực hiện động tác 10 lần.
4.4 Bài tập “tư thế cây cầu”
- Nằm ngửa, co gối, hai bàn chân chạm sàn và khoảng cách hai chân rộng bằng vai.
- Hai tay đặt dọc theo thân người.
- Vừa hít sâu vừa nâng cao hông và bụng, hai chân co sát từ từ về mông, vai và cổ gáy áp sát xuống sàn.
- Giữ tư thế trong vòng 30 giây, đồng thời hít thở đều.
- Sau đó, hạ hông xuống sàn từ từ, lặp lại động tác 2 – 3 lần.
4. Những lưu ý khi tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm
Khi tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm L4 L5, người bệnh cần lưu ý:
- Tránh các bài tập gây áp lực lên vùng cột sống thắt lưng như cử tạ nặng, xoay vặn hoặc uốn xong người, đúng cúi chạm tay vào đầu ngón chân…
- Chỉ luyện tập và thực hiện liệu trình vật lý trị liệu được bác sĩ chuyên khoa thiết kế cho riêng bạn.
- Tuân thủ theo hướng dẫn của chuyên viên để nâng cao hiệu quả cải thiện bệnh, hạn chế chấn thương.
- Mặc quần áo thoải mái, đi giày phù hợp khi thực hiện các bài tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm.
- Trong quá trình trị liệu, người bệnh cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, tránh sử dụng thuốc lá, thức uống có cồn và chất kích thích.
- Sau thời gian trị liệu, nếu cơn đau đĩa đệm không thuyên giảm hoặc đau nhiều hơn, người bệnh cần thông báo ngay với bác sĩ để được thăm khám và tìm hướng khắc phục phù hợp.
Nhìn chung, tập vật lý trị liệu thoát vị đĩa đệm L4 L5 đúng cách mang đến rất nhiều lợi ích. Không chỉ hỗ trợ giảm đau, khôi phục chức năng vận động nhằm giúp người bệnh sớm trở lại cuộc sống bình thường, các bài tập vật lý trị liệu này còn có tác dụng ngăn ngừa các vấn đề xương khớp tái phát trong tương lai.
Hiện nay, phòng khám thần kinh cột sống ACC là đơn vị y tế điều trị chuyên sâu bệnh lý xương khớp bằng vật lý trị liệu. Đặc biệt, các bác sĩ ACC còn kết hợp vật lý trị liệu cùng Trị liệu Thần kinh Cột sống giúp tăng hiệu quả điều trị, giảm đau nhức và rút ngắn thời gian hồi phục cơ thể.
Để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt hơn, phòng khám ACC đã trang bị các thiết bị trị liệu tân tiến, hiện đại như: máy DTS kéo giãn giảm áp cột sống, thiết bị giảm áp Vertetrac, sóng xung kích Shockwave,… Hơn nữa, với đội ngũ bác sĩ nước ngoài và các chuyên viên vật lý trị liệu giàu kinh nghiệm, ACC tự hào mang đến phương pháp chữa trị hiệu quả, giúp bệnh nhân thoát vị đĩa đệm L4 L5 nhanh chóng phục hồi sức khỏe.
Phương pháp kết hợp giữa Trị liệu Thần kinh Cột sống và Vật lý trị liệu giúp cải thiện hiệu quả bệnh lý thoát vị đĩa đệm L4 L5 của nhiều bệnh nhân.
>>> Nguồn tham khảo: