Trẻ sốt về đêm không rõ nguyên nhân là một trong những tình trạng thường gặp khiến các bà mẹ vô cùng lo lắng. Do sốt là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác nhau nên nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây sốt ở bé và cách xử lí nhé!
- Sốt siêu vi ở người lớn – Triệu chứng và cách điều trị
- Sốt phát ban ở người lớn và những điều cần biết
- Mách mẹ trẻ bị sốt nên ăn gì là phù hợp?

Các nguyên nhân khiến trẻ bị sốt
Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt ở trẻ, sau đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất mà mẹ nên biết để phòng tránh.
1. Bé bị sốt do sự thay đổi đột ngột của thời tiết
Sức đề kháng của các bé rất yếu, vì vậy khi thời tiết có sự thay đổi như nắng mưa thất thường, đặc biệt là khoảng thời gian giao mùa, tiếp xúc với nắng gắt…khiến cơ thể không thể thích nghi kịp, gây ra sốt.
2. Bé đang mọc răng hoặc mới tiêm phòng
Bé đang trong giai đoạn mọc răng hoặc mới tiêm phòng thường có các biểu hiện như khó ngủ, quấy khóc, bỏ ăn và sốt nhẹ.
3. Do mặc quá nhiều quần áo
Mặc quá nhiều quần áo có thể khiến bé bị sốt, đặc biệt là trẻ sơ sinh vì thân nhiệt của bé thường không ổn định và chịu nhiều sự ảnh hưởng từ các yếu tố môi trường bên ngoài.
Nhiều bà mẹ có con nhỏ ở độ tuổi từ 1-2 tuổi cho biết đang phải đối mặt với tình trạng ban đêm đột ngột sốt cao, mồ hôi đầm đìa nhưng ban ngày lại rất bình thường, ăn uống khỏe mạnh. Với hiện tượng này, nếu bé được cha…
4. Do bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi rút
Bé có thể bị viêm phổi, sốt xuất huyết, sởi, phát ban, nhiễm trùng tiểu…Đây là nguyên nhân mà mẹ phải đặc biệt quan tâm và cần quan sát các biểu hiện của bé để có những biện pháp xử lí kịp thời, hạn chế những hậu quả không mong muốn.
Mẹ nên xử lí như thế nào khi bé bị sốt về đêm
Giúp bé hạ sốt nhanh
Khi bị sốt quá cao có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho bé vì vậy mẹ phải tìm cách để hạ sốt nhanh. Dùng khăn ướt để giúp bé hạ sốt là phương pháp đơn giản và hữu hiệu nhất cho các mẹ. Mẹ nên nhúng khăn vào nước ấm, vắt ráo rồi lau toàn thân, đặc biệt là hai hõm nách và bẹn để giúp bé giảm thân nhiệt.
Mẹ cũng có thể sử dụng các loại thuốc hạ sốt khi thân nhiệt của bé cao hơn 38 độ, tuy nhiên với trẻ dưới 3 tháng tuổi, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Đồng thời, mẹ cũng nên cởi bớt quần áo trẻ ra, nên chọn các loại quần áo thoáng mát, dễ thấm hút và cho trẻ nằm nghỉ ở nơi thoáng mát. Lưu ý là mẹ phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi thân nhiệt cho bé để có biện pháp xử lí kịp thời.
Đưa trẻ đến bác sĩ
Nếu bé vẫn sốt cao, uống thuốc vẫn không hạ thân nhiệt thì mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ sớm nhất có thể vì bé đã bị nhiễm khuẩn hoặc mắc các bệnh như sốt siêu vi, sốt xuất huyết… Khi gặp bác sĩ mẹ nên cung cấp các thông tin về tình trạng bệnh của trẻ, môi trường sống xung quanh và các loại thuốc mẹ đã cho trẻ uống để giúp bác sĩ chuẩn đoán và điều trị.
Sốt siêu vi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ bị sốt cao liên tục. Nếu không chữa trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như động kinh, viêm màng não. Do triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với các…

Một số lưu ý dành cho mẹ khi bé bị sốt về đêm
Khi bé có thân nhiệt cao, mẹ không nên để bé ở nơi có quạt hoặc máy điều hòa vì sẽ làm cơ thể bé bị mất nước.
Để tránh trẻ bị nhiễm lạnh cơ thể, mẹ không nên tắm cho bé khi đang sốt. Ngoài ra cũng không nên chườm đá hay ủ ấm cho bé.
Chế độ ăn uống của bé nên bổ sung nhiều loại thực phẩm như quả chín, rau xanh đậm… có chứa nhiều các loại vitamin như vitamin A, E, C giúp tăng cường sức đề kháng cho bé.
Sốt về đêm không rõ nguyên nhân thường gặp phải nhất là ở trẻ nhỏ. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, mẹ cần phải thường xuyên theo dõi con để kịp thời xử lý nhé!