Những dấu hiệu sớm nhận biết của bệnh đái tháo đường

Tác giả: huong

Hiện nay ở Việt Nam số lượng người bị đái tháo đường ngày càng nhiều, vậy thì nguyên nhân chính dẫn đến bệnh này là gì và những biểu hiện cụ thể ra sao? Người bị đái tháo đường phải điều trị như thế nào?

1. Bệnh đái tháo đường là gì?

Đái tháo đường là một bệnh có tỉ lệ tăng nhanh nhưng không lây lan. Là bệnh rối loạn mạn tính, có những thuộc tính như sau: lượng glucose trong máu tăng, kết hợp với những bất thường về chuyển hoá carbohydrat, lipid và protein.

Bệnh đái tháo đường chia thành 2 loại: đái tháo đường loại 1 và đái tháo đường loại 2.

2. Nguyên nhân của bệnh này là gì?

  • Đái tháo đường loại 1

Đối với đái tháo đường loại 1 nguyên nhân chính là do: di truyền và hệ thống miễn dịch.

Nguyên nhân di truyền: Nếu như trong gia đình có bố hoặc mẹ mắc bệnh đái tháo đường thì khả năng con bị đái tháo đường rất cao.

Hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu trong hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công tế bào beta. Chính vì vậy mà tuyến tụy bị suy giảm, mất chức năng sản xuất ra insulin.

  • Đái tháo đường loại 2

Nguyên nhân di truyền: Gen là một yếu tố quan trọng đối với bệnh đái tháo đường loại 2.

Do béo phì và lười vận động: Khi cơ thể dư thừa chất mà người bệnh lại lười vận động dẫn đến chèn ép tuyến tụy, ép tuyến tụy phải sản xuất ra insulin, đến lúc tuyến tụy suy giảm sẽ mất đần đi khả năng tiết insulin và đây chính là nguyên nhân của đái tháo đường.

3. Những biểu hiện của bệnh đái tháo đường

đái tháo đường
Những nguyên nhân của bệnh đái tháo đường

Dưới đây là những dấu hiệu của bệnh đái tháo đường, thể hiện ở cả bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 và đái tháo đường tuýp 2:

Đi tiểu nhiều: Bệnh nhân bị đái tháo đường thường đi tiểu nhiều, trong máu có chứa lượng đường cao cho nên cần phải đào thải bớt bằng đường tiểu. Vì vậy khi bệnh nhân bị đái tháo đường thường hay đi tiểu nhiều và nước tiểu có kiến bu quanh.

Bệnh nhân hay khát nước: Bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường có mức đường huyết trong máu cao, cho nên cần một lượng nước để pha loãng tế bào trong cơ thể bị thiếu nước. Chính vì nguyên nhân này đã khiến cho bạn nhân bị đái tháo đường luôn cảm thấy khát nước.

Mệt mỏi: Người bị đái tháo đường không được dùng glucose trong thành phần bữa ăn của mình mà vì thế bệnh nhân bị đái tháo đường thường hay mệt mỏi, cơ thể không được linh động.

Các vết thương rất lâu lành: Lượng đường trong máu cao cho nên các tế bào bạch cầu gặp khó khăn khi hoạt động, làm cho vết thương hở rất lâu lành và dễ làm nhiễm trùng.

Khi lượng đường quá cao làm cho thành mạch máu dày làm cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đi nuôi các tế bào của cơ thể.

Ăn nhiều: Khi insulin tiết ra càng nhiều thì càng làm cho cơ thể cảm thấy bị đói, vì thế mà bệnh nhân bị đái tháo đường luôn có cảm giác đói bụng và muốn ăn rất nhiều.

Dễ mắc bệnh nhiễm trùng: Do hệ miễn dịch bị suy giảm và lượng đường trong máu cao làm cho bệnh nhân càng thêm suy giảm hơn, chính vì vậy mà người bệnh thường hay mắc một số bệnh nhiễm trùng da, nấm…

đái tháo đường
Người bị đái tháo đường thường hay bị viêm da, nhiễm trùng

Ảnh hưởng của hệ thống thần kinh: Lượng đường trong máu cao làm cho thành mạch máu dày lên và hạn chế quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến nuôi các tế bào thần kinh, làm cho những tế bào thần kinh bị suy giảm chức năng, khiến cho người bệnh bị mất ngủ, mệt mỏi,…

Giảm cân: Người bị đái tháo đường không thể sử dụng lượng đường trong thức ăn, cho nên người bệnh thường hay yếu ớt, mệt mỏi và giảm cân vì thiếu năng lượng.

3. Cách phòng chống bệnh đái tháo đường

đái tháo đường
Khi có những dấu hiệu nghi ngờ thì nên đến bệnh viện kiểm tra

Phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh cho nên ngay từ ban đầu các bạn nên biết cách phòng chống bệnh để cơ thể khỏe mạnh, giảm nguy cơ bị đái tháo đường:

  • Ăn ít chất béo

Chế độ ăn được xem là lành mạnh khi trong thực đơn có chứa ít chất béo, thay vào đó là nhiều rau xanh, trái cây, nếu ăn thịt thì chỉ nên ăn các loại thịt nạc.

  • Bổ sung thêm ngũ cốc

Bác sĩ khuyên người bệnh đái tháo đường nên ăn các loại thực phẩm nhiều tinh bột như ngũ cốc sẽ giúp hạn chế được các bệnh đái tháo đường.

  • Luyện tập thể dục thể thao

Luyện tập thể dục thể thao không những làm cho cơ thể khỏe mạnh mà còn là một phương pháp để ngăn ngừa rất nhiều bệnh, không chỉ là bệnh đái tháo đường mà còn nhiều bệnh khác nữa.

Nếu như bạn thấy mình có những dấu hiệu nào bất thường, nghi ngờ có liên quan đến bệnh đái tháo đường thì các bạn phải nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và chữa bệnh, không được sử dụng thuốc tùy tiện.

Theo Khoe.online tổng hợp