Những điều cần lưu ý khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Tác giả: admin
Cúm là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp rất nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ em. Bố mẹ nên tiêm phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên để phòng bệnh hiệu quả nhất.
1. Vắc-xin cúm là gì?
Cúm là bệnh lý xảy ra theo mùa, thường vào mùa đông do chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C gây ra. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp, có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm tai, viêm xoang và viêm phổi thậm chí có thể khiến người bệnh tử vong. Mỗi năm có rất nhiều người mắc cúm và bệnh dễ gặp nhất là ở đối tượng trẻ em. Chính vì vậy, tiêm phòng cúm cho trẻ là điều hoàn toàn cần thiết và được bác sĩ khuyến nghị để bảo vệ sức khỏe cho con em mình.
Khi tiêm vắc-xin cúm sẽ giúp sản sinh kháng thể bảo vệ cơ thể, chống lại virus cúm. Vắc-xin thường phát huy tác dụng trong 1 năm. Hơn nữa, virus cúm thường xuyên thay đổi tính kháng nguyên, chuyển thành một chủng loại mới, buộc các nhà nghiên cứu phải nghiên cứu và sản xuất ra vắc-xin phù hợp với chủng virus hiện có trên thế giới.
Tiêm phòng cúm cho trẻ và thanh thiếu niên đặc biệt quan trọng, vì đây là lứa tuổi có nguy cơ bị biến chứng do bệnh cúm gây ra
2. Lợi ích của tiêm phòng cúm cho trẻ
Hàng năm có rất nhiều trẻ em dưới 5 tuổi phải nhập viện vì biến chứng của cúm. Sử dụng vắc-xin phòng cúm mang lại nhiều hiệu quả và lợi ích, giảm nguy cơ mắc bệnh, tỷ lệ nhập viện và tỷ lệ tử vong vì trẻ em dễ bị tổn thương khi mắc phải loại virus này.
3. Những điều nên và không nên khi tiêm phòng cúm cho trẻ
3.1. Trường hợp nên tiêm phòng cúm
- Trẻ em từ 6 tháng tới 5 tuổi.
- Trẻ chưa từng tiêm vắc-xin cúm hoặc tiêm không đủ liều.
- Trẻ tiếp xúc trực tiếp và gián tiếp với nguồn bệnh.
- Trẻ có hệ miễn dịch yếu, mắc các bệnh mãn tính như rối loạn tim, ung thư, thiếu hụt miễn dịch,…
3.2. Trường hợp không nên tiêm phòng cúm
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
- Trẻ không khỏe và bị sốt.
- Trẻ từng có phản ứng nghiêm trọng với vắc-xin trong quá khứ.
4. Thời điểm tiêm phòng cúm cho trẻ
Ở Việt Nam, cúm thường xuất hiện quanh năm, đỉnh điểm vào tháng 3, tháng 4, tháng 9 và tháng 10. Bệnh có xu hướng gia tăng trong mùa đông và mùa xuân. Bố mẹ nên tiêm phòng cúm cho trẻ trước trước mùa bệnh khoảng 2 tuần đến 1 tháng.
5. Các loại vắc-xin cúm ở Việt Nam
Hiện tại có 2 loại vắc-xin phòng cúm là Vaxigrip (Pháp) và Influvac (Hà Lan).
5.1 Trẻ từ 6 tháng – 9 tuổi chưa từng tiêm vắc-xin cúm:
- Tiêm 2 mũi cách nhau tối thiểu 1 tháng.
- Hàng năm tiêm lại 1 mũi.
5.2 Trẻ trên 9 tuổi và người lớn:
- Tiêm 1 mũi 0.5 ml.
- Tiêm lại hàng năm.
6. Các phản ứng phụ khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Sau khi tiêm phòng cúm cho trẻ có thể gặp phải các phản ứng phụ như sau:
- Sưng tấy và đau tại vị trí tiêm.
- Trẻ em, cụ thể là những bé chưa từng nhiễm virus cúm có thể bị sốt nhẹ và mệt mỏi.
Những phản ứng này rất ít khi xảy ra, chỉ kéo dài tầm 2 ngày. Tuy nhiên nếu bé sốt cao liên tục hoặc có những dấu hiệu lạ thì bố mẹ nên đứa bé đến bệnh viện hay trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ chăm sóc kịp thời.
>> Xem thêm: Trẻ bị nóng đầu và những sai lầm cần tránh
7. Tiêm phòng cúm cho trẻ tại Việt Nam
Mùa cúm hiện nay có xu hướng tăng nhanh chóng, việc tiêm phòng cúm cho trẻ là rất quan trọng và đáng được quan tâm. Phòng khám quốc tế CarePlus có các dịch vụ tiêm vắc-xin cúm cho cả trẻ em và người lớn.
CarePlus là hệ thống phòng khám theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại trú chất lượng cao
Khi đến phòng khám CarePlus, trước khi tiêm trẻ được khám sức khỏe bởi các bác sĩ chuyên khoa Nhi. Sau khi khám xong, bác sĩ sẽ tư vấn về các loại vắc-xin, phác đồ tiêm chủng, phản ứng phụ có thể xảy ra và cách chăm sóc trẻ tại nhà sau khi tiêm.
Tiêm phòng cúm cho trẻ tại phòng khám này, bố mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và dịch vụ. Phòng khám có thiết bị y tế đạt chuẩn, cơ sở vật chất hiện đại và đầy đủ. Đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chu đáo và nắm bắt được tâm lý của các bé.
Sau khi hoàn thành xong việc tiêm phòng, các bé sẽ được theo dõi 30 phút ở phòng khám. Bố mẹ có thể cho con mình chơi ở khu sân chơi dành cho trẻ em ở đây, không gian rộng rãi đem đến sự thoải mái cho cả bố mẹ và bé. Các thông tin liên quan về sức khỏe, lịch tiêm chủng của trẻ đều được lưu giữ, khi gần đến ngày tiêm lại thì bố mẹ sẽ nhận được tin nhắn nhắc lịch tiêm của bé.
Hy vọng với bài viết trên, các bậc phụ huynh đã có được kiến thức cơ bản về tiêm phòng cúm cho trẻ. Các bố mẹ hãy đưa bé đi tiêm phòng đúng lịch để bảo vệ sức khỏe cho con mình nhé.