Viêm da dị ứng ở trẻ: Mẹ cần lưu ý gì?

Tác giả: sites

Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ là một căn bệnh mãn tính thường biểu hiện với rất nhiều triệu chứng trên làn da của trẻ. Bệnh viêm da dị ứng ở trẻ không thể điều trị được nhưng nếu cha mẹ biết cách chăm sóc da trẻ một cách hiệu quả và kiên trì sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ làn da cho con em mình. Vậy viêm da dị ứng ở trẻ là gì? Vì sao trẻ bị viêm da dị ứng? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

viêm da dị ứng
Cha mẹ cần lưu ý cách chăm sóc khi trẻ bị viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng ở trẻ là gì?

Bệnh viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da có thể gây đau kéo dài cho người bệnh, dị ứng trên da mặt trẻ chính là biểu hiện của tình trạng viêm da dị ứng và bệnh này rất phổ biến ở đối tượng là trẻ em. Trong khi chỉ số người lớn mắc bệnh viêm da dị ứng chiếm tỉ lệ từ 2% đến 5%, thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chiếm từ 10% đến 20%. Phần lớn người bệnh (chiếm khoảng 90%) mắc tình trạng viêm da dị ứng rơi vào độ tuổi dưới 5 tuổi.

Khi trẻ bị bệnh viêm da dị ứng, bệnh thường trải qua 2 giai đoạn phát triển. Hầu hết ở giai đoạn bệnh không hoạt động thì da trẻ sẽ rất khô, da trẻ cũng hay bị kích ứng cũng như chúng ta cần phải dưỡng ẩm da hàng ngày cho trẻ. Còn ở giai đoạn bệnh hoạt động, trẻ sẽ đau đớn hơn cũng như trẻ cần được điều trị với các loại dược phẩm nhằm làm dịu vùng da đang bị viêm và giảm bớt các cơn ngứa cho trẻ.

Điểm danh 5 bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch còn non kém, làn da mỏng manh rất dễ dị ứng và mẫn cảm với sự thay đổi bất thường của thời tiết. Các bệnh ngoài da ở trẻ sơ sinh thường gặp như rôm sẩy, hạt kê, cứt trâu, chàm hay lát…

Khi trẻ sơ sinh bị viêm da dị ứng, cơ thể trẻ có thể sẽ phát triển những triệu chứng nhỏ nhất từ lúc trẻ được 2 hay 3 tháng tuổi. Một vết phát ban sẽ xuất hiện đột ngột, rồi làm da trẻ bị khô, gây ngứa cũng như đóng vảy. Khi trẻ đang vào giai đoạn phát bệnh thì làn da bị nhiễm trùng của trẻ có thể rỉ ra những chất lỏng.

Nếu trẻ phát triển bệnh muộn hơn (thường thì trẻ từ 2 tuổi đến khi trẻ vào tuổi dậy thì), các vết phát ban thường khô đi kèm theo tình trạng ngứa, những mảng ngứa này sẽ đóng vảy. Tình trạng sần sùi sẽ dễ xuất hiện trên da trẻ ngày một dày hơn và không mềm mượt.

Các vùng da dễ xuất hiện bệnh viêm da dị ứng nhiều nhất ở trẻ đó là vùng mặt và da đầu, đặc biệt là vùng má cũng như vùng khuỷu tay và đầu gối.

Đối với các trẻ phát triển bệnh trễ thì các vết phát ban sẽ bắt đầu xuất hiện trên cơ thể trẻ nhất là ở các nếp gấp ngay khuỷu tay hay đầu gối của trẻ. Tình trạng này vô cùng phổ biến với các trường hợp người bệnh là trẻ em với làn da bị bệnh atopic ngay vùng cổ hay cổ tay, ở mắt cá chân hoặc các nếp gấp ngay giữa vùng mông và chân.

Tình trạng viêm da dị ứng sẽ ngày càng trầm trọng hơn khi trẻ gãi bằng móng tay, chính vì khi trẻ gãi sẽ làm phá hủy những hàng rào của da và làm da trẻ tiếp xúc với vi khuẩn, do đó da sẽ bị nhiễm trùng. Chúng ta thường bắt gặp tình trạng trẻ sơ sinh thường hay cọ xát da của trẻ vào giường hay thảm nhằm làm giảm tình trạng ngứa, cơn ngứa có thể sẽ trở nên dữ dội hơn bao giờ hết và làm trẻ không thể ngủ yên giấc. Lo lắng cho trẻ, cha mẹ của trẻ thường cảm thấy bất lực và luôn căng thẳng về tâm lý.

Nguyên nhân tiềm năng gây viêm da dị ứng ở trẻ

+ Liên kết với bệnh dị ứng theo mùa hoặc tình trạng bệnh hen suyễn: Đã có bằng chứng chỉ ra bệnh viêm da dị ứng được liên kết với 1 hay cả 2 tình trạng bệnh dị ứng và hen.

+ Liên kết di truyền học: Khi trong gia đình chúng ta đã từng có một hoặc nhiều thành viên mắc bệnh viêm da dị ứng thì con cái của chúng ta sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng.

+ Yếu tố môi trường: Tại các nước phát triển, trẻ em sống ở thành thị, thường nơi này có độ ô nhiễm nặng và hầu hết trẻ sống ở khí hậu lạnh thường dễ mắc bệnh viêm da dị ứng hơn.

+ Yếu tố giới tính: Bé gái dễ mắc bệnh hơn bé trai.

+ Độ tuổi của người mẹ khi sinh em bé: Đã có bằng chứng chỉ ra rằng em bé được sinh vào thời điểm người mẹ lớn tuổi, trẻ sẽ dễ mắc bệnh hơn.

+ Trẻ được cho là bị sụt giảm những nhân tố dưỡng ẩm tự nhiên (như urea, các amino axit) cũng như sự trao đổi lipid bị rối loạn ở biểu bì. Điều này lý giải hiện tượng da trẻ bị khô với hàng rào chức năng của trẻ bị rối loạn.

Những điều cần biết về bệnh vàng da trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da trẻ sơ sinh thường xảy ra trong tuần tuổi đầu tiên. Hầu hết trong 2-3 ngày đầu tiên sau khi sinh, trẻ bị vàng da là do sinh lý và sẽ tự khỏi trong 7-10 ngày. Nếu vàng da xuất hiện chỉ trong 1-2 ngày đầu tiên, rất có thể trẻ…

Nhân tố gây bệnh viêm da dị ứng

+ Các vật liệu như ni lông (có thể làm da trẻ đổ nhiều mồ hôi) và len (đây chính là nhân tố làm các triệu chứng thêm phần trầm trọng) tiếp xúc với da.

+ Những loại thực phẩm và nước uống bao gồm sữa hay quả hạch và sò hến. Mặt khác, chúng ta cũng cần phải chủ động hỏi thăm ý kiến bác sĩ trước khi chúng ta có ý định loại bỏ thực phẩm nào ra khỏi thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ nhằm chắc chắn chúng ta không bỏ các loại thành phần dinh dưỡng quan trọng.

+ Những chất gây dị ứng cho làn da của trẻ như bụi bẩn, phấn hoa.

+ Trẻ bị căng thẳng tâm lý.

+ Trẻ tiếp xúc trực tiếp với các chất tẩy rửa như các chất sinh học.

+ Trẻ thiếu ngủ và thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi (đây là tác dụng phụ của bệnh) có thể làm tình trạng viêm da dị ứng của trẻ tồi tệ hơn.

Mẹ nên làm gì khi trẻ bị viêm da dị ứng?

– Tắm cho trẻ bằng nước ấm, tránh sử dụng nước quá nóng hay quá lạnh.

– Mẹ cần giới hạn thời gian tắm cho trẻ từ 5 phút đến 10 phút.

– Không sử dụng bồn tắm.

– Vỗ nhẹ giúp da trẻ khô, sau đó các mẹ có thể sử dụng thuốc làm mềm da cho trẻ (đã có sự tư vấn của bác sĩ về loại thuốc làm mềm da).

Cách trị dị ứng da ở trẻ sơ sinh hiệu quả nhất

Khi trẻ sơ sinh bị dị ứng da hay còn gọi là tình trạng viêm da dị ứng thường khiến các bậc phụ huynh quan tâm rất nhiều đến cách thức điều trị hợp lý cho con em mình. Có rất nhiều cách thức để điều trị hiệu quả tình…

– Sử dụng ít nhất 2 lần/ ngày các loại thuốc bôi làm mềm da.

– Vệ sinh móng tay bằng cách cắt ngắn hay giũa móng tay nhằm ngăn chặn trường hợp trẻ gãi vào da.

– Mẹ có thể sử dụng găng tay bằng chất liệu cotton cho trẻ vào ban đêm nhằm hạn chế trường hợp trẻ gãi khi ngủ.

– Luôn giữ nhiệt độ phòng ở trạng thái mát mẻ và có độ ẩm thấp.

Tình trạng viêm da dị ứng ở trẻ với rất nhiều biểu hiện trên da, các bậc phụ huynh cần sớm phát hiện để kịp thời điều trị hiệu quả nhất cho trẻ. Mọi loại thuốc hay cách chữa tình trạng dị ứng da ở trẻ cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ để phát huy hiệu quả điều trị bệnh. Chúc các bậc phụ huynh có thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc con em mình.

Theo Khoe.online tổng hợp