Bệnh béo phì ở trẻ em và những điều nên biết
Tác giả: sites
Béo phì đang là một loại bệnh phổ biến của thế giới hiện đại và tỷ lệ này đang ngày càng tăng cao, nhất là ở trẻ em. Béo phì không chỉ khiến các bé trở nên khó khăn trong việc vận động mà còn có thể dẫn tới rất nhiều loại bệnh khác có ảnh hưởng vô cùng xấu cho sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ. Chính vì thế mà bài viết sau đây sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin cần biết về bệnh béo phì ở trẻ em.
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh tăng cân chậm và cách khắc phục
- Bạn nên biết gì bệnh tăng động ở trẻ em?
- Bệnh béo phì – Nguyên nhân và cách điều trị
1. Bệnh béo phì ở trẻ em là gì ?
Béo phì là tình trạng thừa cân do cơ thể tích tụ quá nhiều lượng mỡ thừa khiến tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao không còn cân đối nữa. Bạn có thể dựa theo chỉ số BMI để tính toán xem liệu con mình có gặp phải tình trạng béo phì hay không.
2. Nguyên nhân của bệnh béo phì ở trẻ em
Béo phì ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nha, cụ thể như sau:
- Do di truyền: Nguyên nhân đầu tiên có thể là do việc di truyền, nếu cha hoặc mẹ có bệnh béop hì thì người con sẽ co khả năng mắc bệnh này cao hơn rất nhiều lần so với những đứa trẻ thông thường.
- Do chế độ ăn uống: Nếu trẻ không có một khẩu phần ăn hợp lý mà lại được cung cấp quá nhiều các chất như chất béo, tinh bột hay đường thì việc tích tụ mỡ thừa là vô cùng dễ dàng.
- Do lượng vận động ít: Những đứa trẻ thường chỉ nằm nhà xem tivi, chơi điện tử và không hoạt động cũng cò nguy cơ bị béo phì rất cao vì lượng mỡ không được tiêu thụ một cách hợp lý mà lạit ích tụ dần qua từng ngày.
Bệnh quai bị là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nếu căn bệnh này không được chú ý thì có thể gây ra những biến chứng nặng như viêm não, viêm màng não, viêm buồng trứng... có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển sau này…
3. Tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em
Nếu trẻ em bị mắc chứng bệnh béo phì khi còn quá nhỏ thì nguy cơ cao là sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển. Những phần xương chưa đủ sức để chịu tải trọng của thịt, nếu kéo dài sẽ dẫn tới tổn thương sụn, từ đó sinh ra chứng đầu gối lật vào trong hoặc ngoài cũng như chứng bàn chân bẹt.
Không chỉ ảnh hưởng tới xương, béo phì ở trẻ em còn có thể dẫn tới việc suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nhất là gây chứng khó thở. Đó là chưa nói tới các hậu quả về tâm lý khi bệnh béo phì kéo dài suốt thời kỳ trưởng thành của trẻ nhỏ.
Ngoài ra, bệnh béo phì ở trẻ em có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, khiến trẻ bị mắc phải những căn bệnh mà đáng lẽ ra người lớn mới gặp như xơ vữa động mạch, viêm gan nhiễm mỡ, huyết áp cao… Chính vì thế mà nếu trẻ bị mắc bệnh béo phì thì tốt nhất là bạn nên gặp bác sị để được tư vấn tốt nhất.
4. Phương pháp điều trị béo phì ở trẻ em
Nên có một chế độ ăn uống phù hợp cho trẻ, hạn chế các chất đạm, đường, chất béo mà thay vào đó là rau xanh cùng trái cây. Thêm nữa, bạn có thể chia nhỏ bữa ăn cảu trẻ đồng thời cho trẻ uống nhiều nước. Tuyệt đối không nên cho bé ăn quá nhiều các loại thức ăn nhanh, đồ uống có ga hay bánh ngọt các loại. Ngoài ra, bạn cũng nên tập cho trẻ thói quen vận động, có thể là chơi một môn thể thao yêu thích hay đơn giản chỉ là hoạt động nhẹ nhàng sau khi ăn no.
5. Cách phòng chống bệnh béo phì ở trẻ em
Bạn có thể tập cho trẻ thói quen kết hợp nhiều loại đồ ăn với nhau để vừa không ngán vừa không bị quá thừa chất dẫn tới tích tụ mỡ. Bạn không nên để trẻ quá đói trước bữa ăn vì như vậy sẽ khiến trẻ ăn nhiều hơn. Đồng thời bạn cũng nên dành thời gian cho trẻ, rủ bé cùng chơi, cùng xem tivi hay tốt hơn là cùng chơi một môn thể thao nào đó để trẻ có thể vận động và nhất là không mắc phải các triệu chứng có thể đi kèm với béo phì như trầm cảm, stress…
Bệnh béo phì ở trẻ em lào ột căn bệnh với nhiều ảnh hưởng không tốt cho sứco kỏe cũng như tinh thần của trẻ nhỏ. Nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của béo phì và ngày càng nặng hơn thì bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có được sự tư vấn cũng như cách điều trị đúng đắn cho con em của mình.
Theo Khoe.online tổng hợp