Mang thai ra máu nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?
Tác giả: huong
Có đến 20% thai phụ đang trong những tuần đầu tiên của thai kì nhận thấy có hiện tượng ra máu, với các biểu hiện ra máu nhiều hoặc ít. Biểu hiện ra máu ít và hết hẳn có thể không quá nguy hiểm, nhưng nếu tình trạng ra máu vẫn còn xuất hiện có thể là dấu hiệu dọa sảy thai, động thai, thai chết lưu, cần hết sức lưu ý. Nên làm gì khi thấy mang thai ra máu nhưng không đau bụng?
Các triệu chứng mang thai ra máu
Mức độ ra máu trong thời gian mang thai ở mỗi bà bầu sẽ khác nhau, nhưng triệu chứng ra máu có thể kể đến:
– Ra máu nâu, máu đen, ít và ngưng sau 1-2 ngày.
– Mang thai ra máu nhưng không đau bụng như đến kì kinh thông thường dù đã có kết quả siêu âm cho thấy mang thai.
– Máu ra liên tục, nhiều và không có dấu hiệu thuyên giảm.
– Máu ra, hết và lại xuất hiện trong vài ngày tiếp theo.
Mang thai ra máu là dấu hiệu và nguyên do của điều gì?
Những nguyên nhân gây ra máu khi mang thai có thể kể đến là do:
– Chảy máu màng, lớp niêm mạc tử cung bị bong tróc.
– Trứng đang trong giai đoạn thụ tinh.
– Động thai, sảy thai hoặc mất một song thai.
– Nhiễm trùng vùng âm đạo hoặc cổ tử cung.
– Tụ máu nhau thai.
– Chửa ngoài tử cung.
– …
Các bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng ra máu, nguyên nhân mà phán đoán triệu chứng cụ thể. Ra máu lúc mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, có thể là những dấu hiệu cho thấy:
Nếu ra máu trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ
– Mới thụ thai, thay đổi ở tử cung: xuất hiện một vài giọt máu kinh từ 6-12 ngày nhưng không quá nhiều vì phôi thai đang bám vào tử cung hoặc đặc điểm tử cung có dấu hiệu thay đổi.
– Động thai, dọa sảy thai: Thai có dấu hiệu không được bám vào tử cung, có khả năng sảy cao nếu thai phụ không kiêng cữ và cẩn thận khi vận động.
– Mang thai ngoài tử cung: Do phôi thai nằm tử cung, kẹt ở ống dẫn trứng, nếu thai tiếp tục lớn có thể gây vỡ ống dẫn trứng, rất nguy hiểm. Bên cạnh tình trạng ra máu, bà bầu còn cảm thấy đau âm ỉ ở bụng hoặc đau quặn, choáng váng…
Hệ thống miễn dịch của phụ nữ khi mang thai thường kém hơn bình thường. Do vậy, nguy cơ nhiễm bệnh rất cao. Tiêm phòng cho bà bầu là cách tốt nhất để bảo vệ mẹ và thai nhi tránh khỏi những nguy hiểm. Các loại vacxin cần tiêm phòng…
– Nhiễm trùng cổ tử cung: Dấu hiệu nguy hiểm cho thấy thai phụ bà bầu vì mắc các chứng bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, dẫn đến hiện tượng ra máu khi mới thụ thai.
Nếu ra máu ở giai đoạn thai kỳ thứ 2 và thứ 3
Ở giai đoạn này thai nhi đã có sự phát triển thành hình hài rõ rệt, nếu người mẹ bị ra máu trong giai đoạn này là rất nguy hiểm, tiềm ẩn dấu hiệu bất ổn bên trong tử cung. Có thể là dấu hiệu của các vấn đề:
– Nhau tiền đạo: Do nhau thai nằm thấp bên trong tử cung, cụ thể là che mất hoàn toàn chỗ mở ở cổ tư cung. Tuy vậy hiện tượng này rất hiếm gặp.
– Nhau bong non: Trong quá trình chuyển dạ hoặc nhau bong non khỏi thành tử cung, máu tích tụ giữ nhau thai và tử cung chiếm tỷ lệ 1% khả năng xuất hiện ở các bà bầu. Khi bị, bà bầu sẽ cảm thấy đau bụng dưới, máu trôi từ âm đạo, tử cung yếu, đau lưng, cần được kiểm tra ngay lập tức.
– Vỡ tử cung: Đây là dấu hiệu rất nguy hiểm, máu ra nhiều có thể ảnh hưởng đến tính mạng, cần hết sức lưu ý.
– Sinh non: Thai ra sớm, sinh non, tử cung bị co bóp, căng bụng dưới, đau lưng cho thấy thai bị động, có thể ra sớm.
– Cuống rốn tiền đạo: Dấu hiệu ra máu giai đoạn này cũng có thể là do mạch máu của thai nhi trong dây rốn hoặc nhau thai che đi phần mở của tử cung. Điều này vừa gây nguy hiểm cho thai nhi vì khả năng mạch máu bị vỡ, có thể khiến thai nhi chết trong bụng mẹ do chảy máu và thiếu oxy.
Mang thai ra máu như thế nào thì được cho là sảy thai
Sảy thai là nguyên do phổ biến nhất cho việc máu chảy nhiều bất ngờ, đặc biệt là trong giai đoạn các tháng đầu. Những triệu chứng sau cho thấy thai phụ chảy máu là do sẩy thai:
– Cháy máu âm đạo: từ những giọt nhỏ sau đó lượng máu tăng dần, có xuất hiện có máu cục.
Có một điều tưởng chừng như chắc chắn rằng khi có thai thì không thể có những ngày kinh nguyệt. Thế nhưng trên thực tế vẫn xảy ra trường hợp mang thai có kinh nguyệt ở một số phụ nữ. Điều này khiến họ rất hoang mang. Bài viết mong…
– Đau bụng dưới dữ dội giống như đến kì kinh.
– Buồn nôn, mệt mỏi liên tục, ngực mềm.
– Cảm giác bồn chồn, lo lắng.
Nên làm gì khi máu ra bất chợt lúc mang thai?
Có từ 20-30% phụ nữ mang thai có khả năng bị ra máu ở giai đoạn đầu, những giai đoạn về sau nếu ra máu tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, thì giai đoạn đầu có thể là những dấu hiệu không đáng lo ngại. Tuy vậy khi có dấu hiệu ra máu, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra cụ thể.
Theo đó, bà bầu cũng nên thực hiện những điều sau:
– Theo dõi lượng máu ra từ khi thấy máu xuất hiện.
– Nghỉ ngơi, không vận động trong thời gian này, nếu máu chảy nhanh, nhiều, liên tục cần đến bệnh viện ngay lập tức.
– Vệ sinh bộ phận sinh dục an toàn bằng nước muối và sản phẩm an toàn, rửa xà phòng ở mức độ hạn chế bởi có khả năng làm mất cân bằng pH.
– Biểu hiện ra máu không thuyên giảm nên đến bác sĩ để được kiểm tra, chuẩn đoán, không tự ý chữa trị tại nhà cũng như chần chừ khi thấy triệu chứng.
Khi đến bệnh viện, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ kiểm tra bằng các biện pháp: Xét nghiệm máu.
Kiểm tra độ mở cổ tử cung.
Siêu âm để kiểm tra thai.
Phòng ngừa nguy cơ chảy máu khi mang thai
Cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ chảy máu khi mang thai là thường xuyên khá, thai theo định kỳ. Đặc biệt nên khám phụ khoa trước khi quyết định mang thai, cũng như trong giai đoạn mang thai để đảm bảo cơ thể người mẹ không mắc các chứng bệnh nguy hiểm.
Khi thấy mang thai ra máu nhưng không đau bụng cần hết sức lưu ý, đặc biệt là ở những tháng đầu thai kỳ và ở những phụ nữ mang thai khi lớn tuổi, có tiền sử sẩy, động thai cũng như từng phá thai trong quá khứ. Đảm bảo có một kì an thai đảm bảo để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và con trong suốt giai đoạn thai kỳ.
Theo khoe.online tổng hợp