Đau bàn chân khi chạy bộ: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tác giả: Phan Duong
Đau bàn chân khi chạy bộ là tình trạng xuất hiện khi vận động liên tục với cường độ cao trong thời gian dài. Cơn đau có thể ở một hoặc nhiều phần trên bàn chân cùng lúc bao gồm móng chân, ngón chân, mặt trước hay mặt bên bàn chân, gan bàn chân… dù cho bạn có trang bị cho mình một đôi giày chạy bộ loại tốt hay không. Hiểu rõ được nguyên nhân gây ra đau bàn chân giúp bạn tìm được cách khắc phục tối ưu.
1. Đâu là nguyên nhân gây đau bàn chân khi chạy bộ?
Dưới đây là 5 nguyên nhân cơ bản khiến bạn bị đau nhức bàn chân khi chạy bộ:
1.1. Viêm cân gan chân
Viêm cân gan bàn chân là tình trạng rối loạn và viêm cân gan (dải cơ trải dài từ chỏm xương bàn đến xương gót), gây đau đớn và khó chịu ở chân. Không những vậy, hoạt động sinh hoạt thường ngày của bạn cũng gặp nhiều khó khăn. Bệnh lý này thường gặp ở người cao tuổi, vận động viên điền kinh, người lao động nặng…
1.2. Gãy xương cổ chân
Gãy xương cổ chân là chấn thương gây ra do vận động quá mạnh hoặc sai cách, làm ảnh hưởng đến một hoặc nhiều khớp xương cổ chân. Bạn có thể nhận biết mình bị gãy xương cổ chân khi cơn đau xuất hiện với mức độ tăng dần và sưng, đau nhức, bầm tím vùng bị tổn thương. Sau đó trở nặng hơn khiến người bệnh di chuyển hạn chế hoặc không thể di chuyển bình thường, thậm chí là biến dạng vùng cổ chân nếu không được điều trị kịp thời.
1.3. Kích ứng
Kích ứng phần trên bàn chân, hay còn gọi là bệnh ma cà rồng (vamp disease), xảy ra khi mang giày chạy bộ quá chật. Cơn đau thường xuất hiện ở vị trí lưỡi giày chạm vào bàn chân.
1.4. U dây thần kinh
U dây thần kinh là hiện tượng viêm dây thần kinh chạy giữa xương các ở mũi chân khiến cho người bệnh có cảm giác đau rát ở phần mũi chân, đặc biệt là phía sau ngón 3 và ngón 4. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do mang giày quá chật hoặc giày cao gót thường xuyên.
1.5. Viêm khớp
Có hai loại viêm khớp thường gặp là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Trong đó, viêm xương khớp là bệnh gây ra bởi sự bào mòn và hư hỏng tại sụn khớp, khiến các đầu xương va chạm với nhau trong lúc hoạt động. Ngược lại, viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý tự miễn (tức là hệ thống miễn dịch bị rối loạn, tấn công ngược lại các tế bào trong cơ thể), gây ra các triệu chứng mệt mỏi, đau nhức, sưng tấy và giới hạn hoạt động thông thường.
>> Thông tin thêm: Viêm khớp dạng thấp – Dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh
2. Mách bạn 4 cách khắc phục cơn đau bàn chân khi chạy bộ hiệu quả
Để giảm cơn đau bàn chân khi chạy bộ, người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị dưới đây:
2.1. Áp dụng liệu pháp RICE
- Rest (Nghỉ ngơi): Cố gắng để cơ thể thư giãn hoàn toàn trong 2 – 3 ngày sau chấn thương bằng cách tránh hoạt động thể thao hay đi lại quá nhiều.
- Ice (Chườm lạnh): Trong 48 giờ đầu tiên, bạn nên chườm đá sau mỗi 2 – 3 giờ, mỗi lần 15 – 20 phút để giảm sưng, đau hiệu quả.
- Compression (Băng ép): Dùng băng vải hoặc băng thun cố định vùng chấn thương giữa các đợt chườm lạnh. Lưu ý, không nên băng quá chặt vì có thể khiến cơn đau trầm trọng hơn.
- Elevation (Kê cao): Nên kê bàn chân cao hơn so với tim bằng gối kê chuyên dụng hoặc gối ôm, đặc biệt trong lúc ngủ. Tư tế này giúp máu lưu thông dễ dàng từ não đến các vùng chấn thương và ngược lại nên có công dụng tốt trong việc giảm đau, giảm sưng.
2.2. Uống thuốc giảm đau
Ngoài liệu pháp RICE, bạn có thể kết hợp dùng thêm các loại thuốc giảm đau nhanh chóng như acetaminophen, ibuprofen hay naproxen sodium. Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm đau cần có sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và tần suất uống, bởi tự ý sử dụng hay lạm dụng quá mức đều để lại nhiều tác dụng phụ không mong muốn như suy thận, suy gan, đau dạ dày…
2.3. Trị liệu thần kinh cột sống
Trị liệu thần kinh cột sống – Chiropractic, hay nắn chỉnh cột sống, là một phương pháp chữa trị an toàn, hiệu quả cho hầu hết các bệnh lý về xương khớp. Bác sĩ trị liệu sẽ thực hiện thao tác nắn chỉnh bằng tay để tác động nhẹ nhàng vào các khớp xương sai lệch và giải phóng chèn ép thần kinh. Nhờ vậy, triệu chứng đau nhức giảm dần và dứt hẳn sau khi kết thúc liệu trình.
Chiropractic là phương pháp trị liệu thần kinh cột sống dựa trên mối tương quan giữa cấu trúc cơ thể con người và sức khỏe bệnh nhân. Là một liệu pháp tương đối mới mẻ tại Việt Nam, không ít người băn khoăn trị liệu với Chiropractic có tốt không?…
Hiện nay, phòng khám ACC là một trong những phòng khám hồi phục chấn thương bàn chân khi chạy bộ hiệu quả bằng phương pháp Trị liệu Thần kinh Cột sống, kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng. Với phương châm không dùng thuốc, không phẫu thuật, đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao tại ACC sẽ thiết kế liệu trình điều trị phù hợp với thể trạng và mức độ chấn thương của người bệnh.
Chưa kể, để giảm sưng viêm và đẩy nhanh thời gian hồi phục, tăng cường độ linh hoạt của bàn chân, bác sĩ có thể chỉ định trị liệu bằng sóng xung kích Shockwave, tia laser cường độ cao thế hệ IV… Trường hợp bệnh nhân đau bàn chân do mắc tật bàn chân bẹt, bác sĩ còn thiết kế đế chỉnh hình bàn chân chuyên biệt, đo đạc chính xác bằng công nghệ CAD-CAM hiện đại giúp người mang thoải mái vận động.
Hiện nay có rất nhiều cơ sở y tế ứng dụng Chiropractic để điều trị bảo tồn các bệnh liên quan đến cơ xương khớp, tuy nhiên không phải nơi nào cũng uy tín. Hãy cùng tìm hiểu về TOP 7 phòng khám Chiropractic uy tín tại TP.HCM được nhiều…
2.4. Phẫu thuật
Một số bệnh nhân đau bàn chân lựa chọn phương pháp phẫu thuật để điều trị dứt điểm. Theo số liệu thực tế, khoảng 80% bệnh nhân phẫu thuật bàn chân phục hồi bình thường nhưng cũng có khoảng 5% bệnh nhân có dấu hiệu viêm và phải phẫu thuật lại. Chưa kể, phương pháp này còn tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, tắc mạch, tụ dịch… nếu thực hiện tại cơ sở y khoa kém chất lượng, bác sĩ tay nghề kém. Do đó, bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn phẫu thuật.
3. Bỏ túi cách phòng ngừa đau bàn chân khi chạy bộ
Đau bàn chân để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Do đó, để việc tập luyện thể thao đạt được hiệu quả mà vẫn an toàn cho sức khỏe, bạn cần ghi nhớ vài cách phòng ngừa dưới đây:
- Thực hiện các bài tập giãn cơ trước và sau khi chạy: Căng cơ trước khi chạy làm tăng lưu lượng máu đến cơ và khớp, cung cấp oxy và chất dinh dưỡng để ngừa chấn thương trong lúc hoạt động. Tương tự, kéo cơ sau khi chạy giúp phục hồi cơ sau căng thẳng, cải thiện tình trạng đau nhức cơ.
- Mang giày vừa chân, có đệm lót êm ái: Việc mang giày không đúng size sẽ khiến chân bạn đau nhức, chai cứng và bị gai xương gót. Nghiêm trọng hơn là thoái hóa khớp gối và đau lưng. Vì vậy, khi vận động chân, bạn nên trang bị cho mình một đôi giày thoải mái và êm ái để hạn chế chấn thương bàn chân.
- Chú ý đến kỹ thuật chạy: Chạy bộ đúng cách giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng, rèn luyện sức bền và ngăn ngừa chấn thương. Nếu được, bạn nên tìm đến chuyên gia tư vấn để được hướng dẫn nhé.
- Lựa chọn địa hình thuận lợi: Áp lực từ đường bê tông cứng lên bàn chân khi chạy cực kỳ có hại. Vì thế, bạn nên thay đổi địa điểm chạy thành những con đường mềm như đường đất hoặc tập tại phòng tập với máy chạy bộ.
- Thay đổi khoảng cách chạy từ từ: Các đối tượng mới bắt đầu tập thường muốn kết thúc sớm nên luôn tập luyện với cường độ cao và mạnh. Tuy nhiên, cách tập này để lại nhiều tác hại cho cơ thể, rõ ràng nhất là làm đau phần bàn chân khi chạy. Vì lẽ đó, khi mới tập thể dục, bạn nên “nâng cấp” cường độ từ từ để cơ thể làm quen.
Đau bàn chân khi chạy bộ là một tình trạng đau chân phổ biến đối với người vận động cơ thể ở cường độ cao. Bạn nên tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra đau bàn chân là gì bằng cách thăm khám tại phòng khám uy tín và nhận lời khuyên điều trị từ bác sĩ chuyên môn cao để khắc phục sớm tình trạng này.