Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ có mang lại hiệu quả không?

Tác giả: Phan Duong

Hiện nay, phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ được nhiều bệnh nhân ưu tiên lựa chọn để cải thiện cơn đau. Vậy liệu trình này có mang lại hiệu quả không? Cùng tìm hiểu vấn đề này trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Vật lý trị liệu thoái hóa chữa đốt sống cổ là gì?

Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ là phương pháp sử dụng các yếu tố vật lý như vận động cơ học, sóng âm, ánh sáng, nhiệt,… tác động lên vùng cột sống cổ nhằm chữa trị các chứng thoái hóa và tăng cường vận động tại vùng này.

Phương pháp này có tính an toàn cao có thể áp dụng được với mọi đối tượng và hầu hết các giai đoạn của thoái hóa cột sống đều có thể thực hiện.

Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ có thể cải thiện nhanh chóng cơn đau nên được nhiều bệnh nhân lựa chọn.
Xem thêm:
+ Thoái hóa cột sống cổ nguyên nhân do đâu? Có cách phòng ngừa không?
+ Cảnh báo nguy hiểm bệnh thoái hóa đốt sống cổ gây đau đầu

2. Công dụng của phương pháp vật lý trị liệu cột sống cổ

Phương pháp này mang lại nhiều công dụng cho quá trình điều trị thoái hóa cột sống cổ như:

  • Hạn chế việc lạm dụng thuốc: Phương pháp này sẽ hạn chế sử dụng các loại thuốc giảm đau, đồng thời tránh được tác dụng phụ của thuốc ảnh hưởng đến dạ dày, gan, thận.
  • Không can thiệp phẫu thuật: Hạn chế việc gặp phải những rủi ro không mong muốn khi thực hiện các ca phẫu thuật xâm lấn, tiết kiệm được chi phí trong điều trị.
  • Giảm đau nhanh chóng: Các cơn đau ở vùng cột sống cổ sẽ suy giảm nhanh chóng nhờ liệu trình này, giúp vai, gáy, cổ hoạt động linh hoạt và hạn chế tình trạng tái phát cơn đau hiệu quả.
  • Hạn chế được tình trạng co cứng cơ: Phương pháp giúp các cơ được thư giãn, giảm tình trạng co cứng và tăng cường lưu thông máu vùng vai, gáy.
Những điều bạn cần biết về vật lý trị liệu phục hồi chức năng

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng là một phương pháp giúp phòng ngừa cũng như điều trị và phục hồi các chức năng của cơ thể. Phương pháp này tuy không mới nhưng vẫn có nhiều người chưa hiểu rõ hết tác dụng của nó. Cùng tìm hiểu…

3. Các phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ

Vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ bao gồm phương pháp chủ động và trị liệu bị động:

3.1. Vật lý trị liệu chủ động

Với phương pháp này, người bệnh cần thực hiện các bài tập dưới sự hướng dẫn của chuyên gia. Các bài tập này giúp cải thiện sức mạnh và sự linh hoạt của vùng cổ. Các bài tập bao gồm những động tác giãn cơ nhẹ nhàng cơ và đốt sống cổ giúp giảm căng thẳng ở cột sống cổ, đồng thời tăng cường độ dẻo dai ở vùng cổ và vai bệnh nhân.

Bài tập giãn cơ cổ
Các bài tập giãn cơ nhẹ nhàng giúp sự căng thẳng ở vùng cột sống cổ cải thiện tình trạng đau hiệu quả.

>> Dành cho bạn: TOP những bài tập yoga chữa đau cổ hiệu quả nhất

3.2. Vật lý trị liệu bị động

Phương pháp này bao gồm sử dụng các cách trị liệu bằng nhiệt, kích thích điện, dùng sóng âm, điều trị bằng siêu âm, nắn hoặc xoa bóp bằng tay… giúp giải phóng dây thần kinh khỏi các áp lực chèn ép.

  • Sử dụng băng hoặc nhiệt: Việc chườm nóng lên vùng cổ sẽ giúp màu lưu thông dễ dàng hơn, cải thiện đáng kể tình trạng đau. Bên cạnh đó, nếu chườm túi đá vào cổ trong khoảng từ 10 – 15 phút sẽ cải thiện tình trạng viêm hiệu quả.
  • Massage: Tiến hành xoa bóp nhẹ nhàng vùng cổ, vai, gáy sẽ cải thiện nhanh chóng các cơn đau. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể dùng dầu thảo dược xoa nhẹ lên khu vực đau để có thể giảm đau hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để tránh gặp phải những rủi ro không mong muốn bệnh cần trao đổi với bác sĩ chuyên môn về các phương pháp massage, xoa bóp.
  • Vật lý trị liệu với sự hỗ trợ của các thiết bị y tế: Trong một số trường hợp người bệnh cần đến sự hỗ trợ của các thiết bị chuyên khoa hiện đại như máy trị liệu vận động, quang trị liệu bằng tia Laser, máy tạo sóng xung kích,… Việc dùng các thiết bị hiện đại này sẽ giúp giảm áp lực bị chèn ép của cột sống cổ, khiến cho các hoạt động của vùng cổ, vai, gáy linh hoạt hơn.

Tuy nhiên, các phương pháp trên chỉ là những cách giảm đau tạm thời, để điều trị tận gốc tình trạng thoái hóa cột sống bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp khác. Hiện nay phòng khám ACC đã kết hợp thành công liệu trình Trị liệu Thần Kinh cột sống (Chiropractic) và Vật lý trị liệu trong chữa trị thoái hóa cột sống.

Với phương pháp Chiropractic, các bác sĩ nước ngoài sẽ nắn chỉnh nhẹ nhàng vùng cột sống, giúp điều chỉnh sai lệch trong cấu trúc cột sống cổ, giải phóng chèn ép dây thần kinh, từ đó các cơn đau sẽ giảm dần rồi chấm dứt hẳn. Các chuyên viên ACC có chuyên môn giỏi, hướng dẫn tận tình các bài tập cho bệnh nhân.

Vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ với thiết bị hiện đại tại ACC
Liệu trình kết hợp Chiropractic và vật lý trị liệu – phục hồi chức năng tại ACC giúp bệnh nhân thoát khỏi cơn đau, hồi phục tới 95% khả năng vận động.

Đồng thời phòng khám với các máy hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống cổ hiện đại như máy kéo giãn giảm áp DTS, thiết bị giảm áp cột sống cổ Cervico 2000, máy trị liệu vận động ATM2, trị liệu laser thế hệ IV, sóng xung kích Shockwave kết hợp cùng phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống đã giúp người bệnh thoái hóa cột sống cổ thoát khỏi cơn đau lâu dài, khôi phục lại cấu trúc cột sống cổ, khiến cơ thể hồi phục lại sự cân bằng vốn có.

4. Lưu ý khi thực hiện phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả và hạn chế được các rủi ro có thể xảy ra, người bệnh khi thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thực hiện điều trị theo phác đồ của bác sĩ có chuyên môn.
  • Luyện tập dưới sự chỉ dẫn, theo dõi của chuyên gia vật lý trị liệu hoặc người có chuyên môn.
  • Không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác.
  • Cần xây dựng thời gian nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý không tập luyện quá sức.

Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu thoái hóa cột sống cổ có thể mang lại hiệu quả cao trong điều trị. Tuy nhiên, khi tiền hành điều trị cần thực hiện theo đúng phác đồ cũng như chỉ dẫn của chuyên gia và không bỏ cuộc trong quá trình trị liệu để đạt được hiệu quả tốt nhất.