Gai gót chân: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tác giả: Phan Duong

Gai gót chân là bệnh lý thường gặp ở tuổi trung niên do chế độ ăn uống không lành mạnh và thói quen vận động chưa đúng cách. Nếu để lâu không chữa trị, bệnh có thể chuyển biến thành mãn tính gây ra những cơn đau dai dẳng khiến người bệnh gặp khó khăn khi di chuyển. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về gai gót chân và cách điều trị hiệu quả.

1. Gai gót chân là gì? Đâu là đối tượng dễ mắc bệnh đau gót chân?

Gai gót chân là bệnh lý hình thành do sự lắng đọng canxi tại vị trí bị chấn thương nhiều lần. Từ đó, gây thoái hóa vùng mặt dưới xương gót, hình thành gai nhọn mọc ở bờ rìa của khớp khiến người bệnh cực kỳ đau nhức, đặc biệt là sau khi thức dậy và thay đổi tư thế.

Đối tượng dễ mắc gai gót chân:

  • Phụ nữ thường xuyên mang giày cao gót
  • Người bị thừa cân, béo phì
  • Người từng có tiền sử bệnh lý xương khớp
  • Vận động viên thể thao
Gai gót chân
Gai gót chân không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng lại khó điều trị dứt điểm vì dễ tái phát

2. Dấu hiệu nhận biết thường gặp

Để nhận biết mình có bị gai gót chân hay không, bạn có thể căn cứ vào một vài triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Đau nhức liên tục ở mặt dưới gót chân, đặc biệt ở vị trí cách gót 4cm.
  • Đau nhiều vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc khi thay đổi tư thế. 
  • Cơn đau tăng dần khi vận động mạnh, đột ngột và giảm dần khi nghỉ ngơi.
Các chứng đau bàn chân có thể bạn đang mắc phải

Đau bàn chân là một trong những triệu chứng đều đã từng xảy ra ở bất cứ ai. Tình trạng đau bàn chân có những biểu hiện khác nhau, và xảy ra do rất nhiều nguyên nhân như: chấn thương, ảnh hưởng môi trường, ảnh hưởng do các chứng bệnh…

3. Nguyên nhân hình thành gai gót chân

Nguyên nhân chủ yếu là do các chấn thương nhỏ xảy ra liên tục và thường xuyên, tác động trực tiếp lên cân mạc gan bàn chân.

Ngoài ra, gai gót chân còn xuất hiện khi:

  • Căng cơ, dây chằng thường xuyên.
  • Tiền sử bệnh lý viêm cân gan chân, viêm khớp, bàn chân bẹt.
  • Chấn thương gót chân như rách, bầm.
  • Hệ thống tĩnh mạch ở phần xương gót bị tắc nghẽn.
  • Đi giày, dép chật hoặc không có miếng đệm gót trong thời gian dài.
  • Người bị bệnh lupus ban đỏ.

4. Nên điều trị gai gót chân như thế nào?

Nên điều trị gai gót chân càng sớm càng tốt vì đây là một bệnh lý khó điều trị dứt điểm. Dưới đây là 4 phương pháp thông dụng để chữa trị gai gót chân:

4.1. Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp trị liệu bằng tay, tác động vào các huyệt đạo cố định nhằm giảm đau và tăng cường lưu thông khí huyết trong cơ thể.

Xoa bóp, bấm huyệt bàn chân
Xoa bóp bấm huyệt giúp giảm đau, giảm viêm hiệu quả

4.2. Uống/Tiêm thuốc

Để giảm bớt cơn đau, bạn có thể dùng thuốc hoặc tiêm thuốc theo chỉ định của bác sĩ:

  • Một số loại thuốc giảm đau thường dùng như Celecoxib, Meloxicam, Piroxicam, Diclofenac, Aspirin, Paracetamol… Tuy nhiên, nếu dùng lâu dài, thuốc sẽ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, gây ra ợ chua, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn ói.
  • Ngoài ra, bạn có thể tiêm thuốc Corticoid để giảm đau nhưng thuốc có nhiều tác dụng phụ như tăng cân do tích nước dẫn đến suy thận, tăng huyết áp, đái tháo đường.

>> Có thể bạn quan tâm: Thuốc giảm đau xương khớp: Cảnh báo tác dụng phụ khôn lường

4.3. Tập vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp điều trị nhờ những tác nhân tự nhiên hoặc nhân tạo như tia cực tím, tia hồng ngoại, từ trường, thể dục – thể thao… để hồi phục, cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến chức năng vận động của con người.

Một số bài tập vật lý trị liệu thường dùng để điều trị gai gót chân như sóng âm, tia laser, các động tác phục hồi chức năng, giảm đau xương gót…

Điều trị gai gót chân bằng vật lý trị liệu được nhiều người tin dùng vì đem lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn

Hiện nay, rất nhiều bệnh nhân đau gai gót chân đã tìm thấy niềm vui trong cuộc sống, vận động và di chuyển linh hoạt hơn nhờ áp dụng liệu trình điều trị tại phòng khám ACC. Tại đây, người bệnh sẽ được các bác sĩ nước ngoài giàu chuyên môn kiểm tra và tư vấn lộ trình phù hợp với từng tình trạng bệnh. Theo đó, để đạt được hiệu quả điều trị dứt điểm gai gót chân, ACC kết hợp cùng lúc 3 phương pháp trị liệu. Mỗi phương pháp có một công dụng riêng để khắc phục tình trạng gai gót chân. Cụ thể:

  • Phương pháp Chiropractic: Giúp nắn chỉnh xương về đúng vị trí và giảm áp lực lên khớp chân. Nhờ đó, người bệnh nhanh chóng khôi phục sự cân bằng khi di chuyển.
  • Vật lý trị liệu phục hồi chức năng: Bác sĩ tiến hành trị liệu kết hợp giữa bài tập vận động phù hợp với các loại máy móc hiện đại như sóng xung kích Shockwave hay tia laser cường độ cao nhằm mục đích giảm sưng viêm và tăng tốc độ phục hồi.
  • Đế chỉnh hình bàn chân chuyên biệt: Sử dụng công nghệ CAD/CAM từ Thụy Sĩ để mô phỏng và tạo hình bàn chân chính xác nhất với từng bệnh nhân, từ đó, ACC đem lại hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

Xem thêm về phương pháp điều trị gai gót chân tại ACC:

4.4. Phẫu thuật

Gần 90% trường hợp mắc gai gót chân đều không cần phẫu thuật. Nếu có, phẫu thuật chỉ là biện pháp cuối cùng dành cho các đối tượng có tình trạng đau kéo dài hơn 12 tháng mặc dù đã áp dụng các biện pháp điều trị bảo tồn, người viêm cân gan bàn chân nặng và mất khả năng vận động.

Mặc dù vậy, đây là phương pháp ẩn chứa nhiều rủi ro như mất máu, nhiễm trùng, tổn thương dây thần kinh, chuột rút, gãy gót chân… Do đó, cần cân nhắc kỹ càng trước khi quyết định thực hiện phương pháp này.

5. Cách phòng ngừa bệnh lý gai gót chân hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh gai gót chân, bạn cần lưu ý các điều sau:

  • Tránh đi bộ, chạy nhảy quá sức
  • Luôn khởi động, làm ấm cơ thể trước khi vận động hay tập luyện thể thao
  • Nên dùng giày vừa chân, có đệm gót
  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp, hạn chế dùng thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều muối…
  • Duy trì cân nặng hợp lý để giảm bớt áp lực lên chân

>> Xem thêm: Đau bàn chân khi chạy bộ nguyên nhân do đâu?

6. Một số câu hỏi thường gặp

– Gai gót chân diễn tiến như thế nào?

Bệnh gai gót chân không có bất kỳ diễn tiến nào cụ thể. Người bệnh chỉ nhận ra mình bị gai gót chân khi cảm nhận từng cơn đau buốt liên tục mỗi sáng thức dậy hoặc khi thay đổi tư thế. Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân, mặc dù gót chân đã hình thành gai nhưng họ không cảm thấy đau đớn.

– Nên ăn gì khi bị đau gót chân?

Bạn nên ưu tiên các thực phẩm giàu vitamin D, canxi và omega-3 như cá, ngũ cốc, trái cây tươi, rau củ và uống đủ nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, không nên dùng các loại thịt đỏ, đồ chế biến sẵn, đồ muối chua, nhiều dầu mỡ cũng như nước có gas vì chúng làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

– Có thể điều trị dứt điểm bệnh gai gót chân mà không cần đến phẫu thuật hay không?

Câu trả lời là có. Chúng ta có thể kiểm soát cơn đau gót chân bằng điều trị vật lý trị liệu mà không cần đến phẫu thuật. Tại ACC, với phương châm “không dùng thuốc, không phẫu thuật”, người bệnh được chữa trị theo lộ trình 3 phương pháp kết hợp nên đảm bảo an toàn tối đa và hiệu quả điều trị cao.

Gai gót chân cần được điều trị đúng thời điểm, đúng phương pháp thì khả năng hồi phục mới cao. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin bổ ích cho bạn về bệnh lý thường gặp này. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào như trên, đừng ngần ngại mà hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa để kiểm tra và nhận tư vấn lộ trình chữa trị phù hợp nhất!