Hội chứng ruột kích thích làm thế nào để giảm thiểu?
Tác giả: huong
Trong số các bệnh lý về tiêu hóa tại Việt Nam, hội chứng ruột kích thích chiếm tỷ lệ khá cao từ 15 – 20%. Hội chứng này gây nên nhiều triệu chứng khác nhau thay đổi theo thời gian nên người bệnh rất khó phát hiện và hầu như không có khả năng điều trị khỏi hẳn.
Hội chứng ruột kích thích là gì?
Hội chứng ruột kích thích là một bệnh lý mạn tính, bệnh không chữa khỏi hẳn được và các triệu chứng lặp đi lặp lại thường xuyên. Bệnh gây ra các cơn co thắt liên tục, hoạt động nhu động ruột diễn ra bất thường, đại tràng co thắt mạnh. Đây là nguyên nhân chính ức chế các lợi khuẩn dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
Các triệu chứng thường gặp
– Đau bụng: Thường bệnh nhân sẽ đau bụng dưới bên trái (đau ở hố chậu trái) hoặc vùng hạ vị. Tuy nhiên vị trí đau có thể thay đổi ở hố chậu bên phải hoặc vùng thượng vị. Các cơn đau thường ập đến bất thình lình, đau ở vị trí rõ ràng hoặc không rõ ràng. Ngay cả khi không ăn uống gì độc hại cũng gặp đau bụng và đi ngoài. Sau khi đi đại tiện, cơn đau bụng giảm dần.
Thuốc trừ sâu là loại hóa chất chứa nhiều độc tố nguy hiểm gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng con người. Vậy nếu chẳng may bị ngộ độc thuốc trừ sâu thì cách xử lý như thế nào để có thể kịp thời cứu được nạn…
– Trướng bụng: Sau khi ngủ dậy, triệu chứng trướng bụng và đầy hơi xuất hiện và tăng dần.
– Tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy táo bón xen lẫn nhau từng đợt.
– Phân nhão, có nhầy, người bệnh thường có cảm giác đi ngoài chưa hết phân.
– Đặc biệt đối với nữ giới: rối loạn kinh nguyệt, ăn ngủ kém. Nam giới: đi tiểu nhiều lần, đau khi giao hợp.
Nguyên nhân gây bệnh
– Rối loạn vận động ruột: nếu nhu động ruột tăng gây nên tiêu chảy, nhu động ruột gây nên táo bón.
– Ống tiêu hóa dễ bị kích thích dễ dẫn đến đau bụng.
– Căng thẳng, rối loạn tinh thần: Khi gặp stress, mệt mỏi, cơ thể sẽ tự tiêu diệt các vi khuẩn có lợi. Điều này gây nên hậu quả không đảm bảo đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng não bộ. Đồng thời hệ tiêu hóa không đủ sức “chiến đấu” trước sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại.
– Ăn thức ăn nhiễm khuẩn, hóa chất độc hại.
Cách điều trị bệnh
Nếu người bệnh phát hiện kịp thời, hội chứng ruột kích thích ở giai đoạn đầu không cần dùng thuốc điều trị. Phương pháp điều trị tốt nhất là xây dựng một lối sống lành mạnh. Theo đó là một chế độ ăn uống hợp lý.
Chỉ số đường huyết là một chỉ số chỉ lượng đường trong máu, đây là một vấn đề quan trọng liên quan tới sức khỏe của con người. Những người bị bệnh tiểu đường cần theo dõi chỉ số đường huyết để kiểm soát tình trạng bệnh của mình, còn…
– Người bệnh cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
– Ăn uống nên đúng giờ, có thể ăn làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.
– Tuyệt đối không ăn đồ có gia vị cay nóng, thức ăn tạo men.
– Không hút thuốc lá, không dùng thức uống có chứa cồn và caffein.
Khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng, người bệnh cần dùng thuốc theo toa của bác sĩ để điều trị các triệu chứng:
– Thuốc chống co thắt: nospa, mebeverin, spasfon.
– Thuốc chống tiêu chảy: operamid, smecta.
– Thuốc chống táo bón: sorbitol, forlax, igol, tegaserod.
Hội chứng ruột kích thích tuy lành tính và không thể làm tử vong, nhưng nó lại gây tâm lý lo sợ và hoang mang cho người bệnh. Nó cũng là khởi nguồn cho nhiều căn bệnh tiêu hóa khác như bệnh trĩ, viêm đại tràng, ung thư ruột kết… Vì vậy, cần phát hiện sớm để có phương hướng điều trị đơn giản và tránh những phiền toái càng sớm càng tốt.
Theo Khoe.online tổng hợp